Băng thông là gì? Tổng hợp kiến thức về băng thông cho người mới

Băng thông đóng một vài trò cực kỳ quan trọng trong việc trải nghiệm của người dùng có tốt hay không. Khi trải nghiệm website mà người dùng cảm thấy có một số trang tải nhanh còn một số khác thì tải chậm. Đó là một trong những dấu hiệu của băng thông vẫn còn hay là website đã hết. Vậy băng thông là gì? Hãy cùng Mẫu Website tìm hiểu một cách cụ thể nhất về băng thông qua bài viết dưới đây.

Băng thông là gì?

Băng thông hay còn được gọi là Bandwidth chính là tốc độ kết nối internet để truyền tải các dữ liệu dưới dạng hình ảnh, tệp tin, video… Theo đó, nếu lượng băng thông càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Băng thông được hiển thị bằng “bit mỗi giây”. Băng thông thường được đo với đơn vị là “bit trên giây (bps)”. Các mạng máy tính hiện nay thường có tốc độ băng thông lên đến hàng triệu bit trên giây (Mbps) hoặc thậm chí hàng tỷ bit trên giây (Gbps). Ví dụ: 60 Mbps hoặc 60 Mb/giây, tương đương với 1 giây sẽ có 60Mb dữ liệu được truyền đi. 

Băng thông còn được dùng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa mà người dùng được phép trao đổi (bao gồm download và upload) qua lại giữa website và máy tính cá nhân trong một đơn vị thời gian. Hiểu một cách đơn giản hơn là thông số chỉ dung lượng tối đa mà website của bạn truyền tải mỗi tháng.Băng thông

Tại sao phải đo băng thông

Việc đo băng thông sẽ giúp đảm bảo các kết nối trả phí đều hoạt động theo đúng thông số. Nếu sử dụng cho gia đình, theo tôi bạn hãy chạy thử một bài kiểm tra Bandwidth trực tuyến. Ví dụ như bài kiểm tra tốc độ DSLReports để xem mức độ kết nối có đúng như cam kết của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) không.

Đối với các kết nối công ty, băng thông có thể được phục vụ tốt hơn. Bạn có thể đo thông lượng giữa văn phòng được kết nối bằng kênh thuê riêng của nhà cung cấp.

Các dạng băng thông

Sẽ phụ thuộc vào mỗi phương tiện và tiêu chí khác nhau mà băng thông sẽ được chia thành các loại sau đây:

Dựa theo phạm vi sử dụng:

  • Băng thông trong nước: Được dùng để trao đổi, tương tác giữa các máy chủ trong cùng một phạm vi hay trong nước. Theo tôi, loại băng thông này sẽ thích hợp để bạn sử dụng cho các mạng nội bộ.
  • Băng thông quốc tế: Thường được dùng để trao đổi, tương tác giữa các máy chủ giữa nhiều quốc gia. Vì vậy mà mỗi khi cáp quốc tế bị đứt thì bạn sẽ không truy cập được các Website nước ngoài. Hoặc bạn vẫn truy cập được nhưng tốc độ Load chậm hơn bình thường rất nhiều lần.

Theo dung lượng sử dụng

  • Băng thông được cam kết: Loại này bạn sẽ được cung cấp một dung lượng cố định theo cam kết để kết nối mạng. Nếu muốn sử dụng tiếp tục khi đã hết băng thông thì bạn sẽ phải mất thêm chi phí để cung cấp thêm một lượng băng thông.
  • Băng thông được chia sẻ: Để hạn chế việc Server hay bị đơ thì bạn có thể dùng cho nhiều máy chủ chia sẻ khác nhau.
  • Băng thông riêng: Bạn cần trả phí cho phần Bandwidth đã sử dụng và không phải chia sẻ với người khác.

Đơn vị đo băng thông

Như mình đã có nói sơ qua thì Băng thông sẽ được đo bằng bit/giây và được biểu thị bằng “bps”. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều băng thông lớn hơn nhiều so với đơn vị nhỏ như vậy. Vì vậy hiện nay, nó sẽ được đo bằng Megabit/giây (Mbps), Gigabit/giây (Gbps) hoặc Terabit/giây (Tbps). Trong đó:

  • Kilobit = 1.000 bits.
  • Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
  • Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
  • Terabit = 1.000 giga = 1.000.000.000.000 bits.

Sau Terabit còn có Petabit, Exabit, Zettabit và Yottabit, mỗi đơn vị này gấp 10 lần đơn vị đo liền trước nó.

Ngoài ra, băng thông còn được biểu thị bằng Byte/ giây, được ký hiệu bằng Bps. Ví dụ: 100 Megabyte mỗi giây sẽ được biểu thị bằng 100 MB/ s hoặc 100 MBps.

Phương pháp đo băng thông

Băng thông
Double exposure of professional businessman connected devices with world digital technology internet and wireless network on touch screen and city of business background in business and technology concept

Tất cả những nhà mạng cung cấp dịch vụ băng thông được tính phí sẽ cung cấp đầy đủ Internet (ISP) đã cam kết.

Nếu gia đình bạn đang sử dụng gói dịch vụ Internet muốn kiểm tra dung lượng băng thông gia đình hoạt động thì bạn nên sử dụng công cụ DSLReports. Khi sử dụng công cụ này bạn có thể kiểm tra mức độ kết nối đã đúng với gói dịch vụ ISP chưa.

Đối với công ty, doanh nghiệp bạn nên sử dụng tiện ích Test TCP (TTCP), PRTG Network Monitor.

  • Tiện ích TTCP Là tiện ích đo lường thông lượng trên mạng IP Networks giữa hai máy chủ. Trong đó, một máy chủ có vai trò là bên nhận và một máy có vai trò là bên gửi. Mỗi bên sẽ hiển thị số Byte được truyền và thời gian để gói tin chuyển đi một chiều. 
  • Tiện ích PRTG giúp bạn có thông tin biểu đồ, giao diện đồ họa một cách sinh động, rõ ràng và có xu hướng sử dụng băng thông trong một khoảng thời gian. Bên cạnh đó, PRTG còn có khả năng đo lường lưu lượng giữa các giao diện với nhau.

Băng thông ảnh hưởng gì đến website?

Băng thông hay bandwidth Web Hosting là thông số chỉ mức dung lượng truyền tải dữ liệu giữa Website với máy tính cá nhân của bạn trong một thời gian nhất định. Giới hạn băng thông phụ thuộc vào gói dịch vụ mà bạn mua từ nhà cung cấp. Theo đó, giới hạn băng thông càng cao thì mức dữ liệu cho phép truyền tải (download/upload ngược) sẽ càng lớn. Trong trường hợp hết băng thông, các yêu cầu truy cập Web sẽ bị từ chối.

Băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành các tác vụ, đặc biệt là xử lý yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.

Vì vậy mà việc sở hữu một website chuyên nghiệp thì vẫn chưa đủ, đặc biệt phải cần có một gói hosting chất lượng với lượng băng thông lớn, để có thể đảm bảo đường truyền dữ liệu của người dùng không bị gián đoạn, quan trọng nhất là giờ cao điểm.Băng thông

Băng thông ảnh hưởng như thế nào đến SEO?

Băng thông

Việc doanh nghiệp sở hữu băng thông càng lớn sẽ giúp cho nhiều người dùng truy cập vào Website của bạn cùng thời điểm mà không gây gián đoạn. Còn với người dùng, nếu dùng mạng có băng thông càng lớn sẽ giúp bạn truy cập mạng nhanh chóng hơn. 

Trường hợp băng thông không đủ rộng sẽ gây nên tình trạng không tải được. Dữ liệu, hình ảnh bị load chậm,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của trang web và công việc kinh doanh.

Giới hạn băng thông là gì?

Băng thông

Giới hạn băng thông là một chức năng giúp hạn chế hoạt động dowload/upload của người dùng khi truy cập trên mạng internet chung để đảm bảo chất lượng đường truyền ổn định. Chức năng này giúp người dùng mạng không giây tránh được việc quá tải đường truyền làm ngắt quảng truy cập mạng, giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình sử sử dụng truy cập internet như đụng IP, chậm, mạng lag,… Mục đích của chức năng này là có thể đảm bảo được các thiết bị truy cập với tốc độ mạng ổn định như nhau.

Cách kiểm tra tốc độ băng thông

Băng thông

Sẽ có 2 cách kiểm tra băng thông cực kỳ đơn giản như sau:

Cách 1: Kiểm tra thông qua tốc độ tải

  • Trước hết bạn cần kết nối máy tính của mình với Router bằng một sợi dây cáp.
  • Tiếp theo, bạn chọn máy chủ Việt Nam cho phép tải các dữ liệu xuống nhưng không giới hạn Bandwidth.
  • Sau đó, bạn tải File từ Website đó về.
  • Cuối cùng, so sánh tốc độ Download trên thực tế với tốc độ trên lý thuyết. Nếu như bạn thấy không có chênh lệch nhiều thì có nghĩa nhà mạng cung cấp đúng như cam kết.

Cách 2: Kiểm tra bằng phần mềm riêng

  • Bước 1, bạn hãy truy cập vào Website Speedtest.com.
  • Tiếp theo, bạn chọn Begin Test và chờ khoảng 15-30s để có kết quả. Trong đó, nếu Ping càng nhỏ sẽ thể hiện đường truyền càng mượt. Upload Speed là tốc độ tải lên và Download Speed là tốc độ tải xuống.

Độ trễ băng thông là gì? Cách khắc phục

Băng thông

Độ trễ băng thông là thuật ngữ dùng để nói về sự chậm trễ thường phát sinh trong xử lý dữ liệu của mạng máy tính. Ngược lại với băng thông, độ trễ càng nhỏ thì tốc độ mạng càng nhanh và “delay” càng ít và ngược lại, độ trễ càng lớn thì tốc độ mạng càng chậm và “delay” càng nhiều.

Để tìm ra cách khắc phục điều này, thì đâu tiền là bạn phải biết được nguyên nhân. Ví dụ: như đứt cáp quang AAG, do máy chủ, người dùng quá tải, thiết bị modem bị lỗi, virut máy tính hoặc do bên cung cấp mạng,…

Điều khác biệt giữa tốc độ trang web và băng thông là gì?

Băng thông

Băng thông thể hiện số lượng dữ liệu (data) có thể được download hoặc upload từ máy tính của bạn. Còn tốc độ trang hay tốc độ Internet là độ nhanh chậm của mức độ truyền tải dữ liệu

Các nhà cung cấp dịch vụ (ISPs) sẽ giới hạn băng thông download và upload khác nhau. Băng thông upload thường thấp hơn download vì sao? Vì hầu hết hành vi của người dùng Internet là download dữ liệu từ Internet.

Hướng dẫn chọn băng thông cho hosting làm sao cho phù hợp

Băng thông

Ngoài việc đảm bảo dữ liệu truyền tải cho khách hàng, nếu băng thông phù hợp sẽ giúp sự trải nghiệm trên website của khách hàng sẽ được tăng lên. Cho nên, những lưu ý khi chọn băng thông là vô cùng quan trọng, cụ thể như sau:

  • Disk space – Bandwidth: không nên lựa chọn gói hosting có disk space vừa đủ với dung lượng muốn upload lên. Hosting của bạn cần khoảng trống để chạy nhiều ứng dụng khác như mail, database, các tệp tin tạm…
  • Tính Bandwidth dự kiến theo công thức sau trước khi mua gói. Dung lượng trung bình 1 người tải về x số người truy cập Website hàng ngày x 30
  • Tìm hiểu về số lượng addon domain, số lượng database của gói host đó. Nếu addon domain và database cho phép thì bạn có thể host nhiều Website trong 1 account.
  • Tìm hiểu xem các thông số của gói hosting web đó có phù hợp với mã nguồn mình sử dụng hay không.

Các thông số cần biết về băng thông hosting là gì?

Băng thông

Bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ rất nhiều thông số trước khi quyết định chọn gói hosting hay thuê máy chủ hosting. Một vài thông số sau đây mà các bạn nên chú ý:

  • Disk Space: dung lượng
  • Addon domain: là tên miền cộng thêm. Có thể cùng tên miền chính đã đăng ký để chạy cùng lúc nhiều Website riêng biệt.
  • Parked domain: tên miền phụ đại diện cho tên miền chính. Nghĩa là tên miền này sẽ trỏ về tên miền chính. Chỉ là đại diện cho tên miền chính chứ không chạy một Website nào khác.
  • FTP (File Transfer Protocol): một giao thức truyền tệp tin trên mạng Internet. Khi máy chủ hỗ trợ FTP, bạn có thể sử dụng các phần mềm FTP (FTP Client) để kết nối với máy chủ và tải lên các tệp tin dữ liệu cũng như cập nhật Website của mình một cách dễ dàng.
  • MSSQL hoặc MySQL: số lượng database của gói hosting, thông thường mỗi Website sẽ chạy một database.
  • Hosting Controller hay Cpanel: phần mềm Web đi kèm hỗ trợ khách hàng chủ động quản lý hosting. Phần mềm này cung cấp các tính năng quản lý thư mục, database, backup dữ liệu, sub-domain…

Cách tăng dung lượng lưu trữ cho băng thông

Băng thông

Một điều luôn khiến người dùng bực bội và khó chịu đó là website load chậm. Và nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng này là sự hạn chế của dung lượng băng thông. Nói các khác là băng thông đã hết dung lượng khả dụng. Để tăng dung lượng băng thông thì các bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

  • Tối ưu hình ảnh: Bạn nên sử dụng những hình ảnh có kích thước vừa phải, cắt giảm tỷ lệ hình ảnh để hạn chế sử dụng dung lượng băng thông không cần thiết.
  • Để file web ở dạng nén: Để giúp bảo mật code tốt hơn. Ngoài ra còn giúp website load nhanh hơn
  • Chú ý đến băng thông quốc tế: Thông thường thì Google Crawl website của bạn vài lần 1 ngày. Điều này tiêu tốn khá nhiều băng thông quốc tế. Hãy điều chỉnh tần suất của webmaster tool khi bạn thấy Google đang truy vấn trang web của bạn quá nhiều
  • Đề phòng Hotlinking: Thường xảy ra khi website đó sử dụng link đến 1 hình ảnh hoặc 1 bài viết có chứa server của bạn.
  • CSS càng nhiều càng tốt: CSS được xem là một dạng code dùng để trang trí website mà không cần dùng nhiều hình ảnh. Lượng băng thông sẽ giảm đi đáng kể nếu sử dụng CSS hợp lý thay vì hình ảnh.

Các vấn đề hay gặp phải về băng thông

Lượng băng thông quá ít:

  • Nếu băng thông bị hạn chế sẽ khiến cho các hoạt động xảy ra trên website sẽ chậm, dẫn đến thời gian chờ. Đặc biệt nó còn khiến quá trình sao lưu mất nhiều thời gian hơn.
  • Băng thông ít còn khiến cuộc gọi qua VoIP có chất lượng và âm thanh thấp hơn.

Quá nhiều băng thông: Điều này tuy sẽ giúp tăng tốc độ truy cập website nhưng nếu dư quá nhiều sẽ gây tốn kém cho bạn.

Latency (độ trễ): Độ trễ càng cao sẽ ngăn không cho dữ liệu dùng hết khả năng của mạng, nên sẽ làm giảm băng thông đáng kể.

Cách khắc phục sự cố về băng thông

Một vài công cụ sau đây mà Mẫu Website 24h nghĩ có thể giúp cải thiện hiệu suất mạng và các vấn đề của băng thông:

  • Ping và Traceroute: Công cụ này giúp bạn khắc phục các sự cố cơ bản nhất. Chẳng hạn như Ping máy chủ thử nghiệm, trả kết quả về tốc độ gửi, nhận dữ liệu,… Ngoài ra, Traceroute còn giúp bạn xác định xem có nhiều kết nối mạng riêng lẻ theo đường dẫn kết nối hay không.
  • TTCP: Giúp đo thời gian dữ liệu truyền từ giao diện mạng này sang mạng khác bằng bộ thu.
  • Giám sát mạng PRTG: Với giao diện vẽ đồ thị và thu thập dữ liệu, nó có thể khắc phục sự cố băng thông không liên quan đến thiết kế.

Các câu hỏi thường gặp

Băng thông bao nhiêu là đủ cho website?

Bạn có thể dùng Pingdom để test dung lượng tải của trang web nếu bạn không có bất kỳ số liệu nào. Từ đó, bạn có thể tính được 1 tháng cần bao nhiêu băng thông để đảm bảo tính ổn định cho người dùng.

Làm sao để website giảm sử dụng băng thông?

Băng thông càng lớn thì sẽ giúp website của bạn đáp ứng được lượng lớn người dùng truy cập cùng lúc. Trường hợp bạn muốn cắt giảm chi phí thì mình nghĩ là nên giảm dung lượng trang web là hợp lý. Đối với hình ảnh thì bạn có thể giảm dung lượng, kích thước của hình ảnh xuống.

Lời kết

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Mẫu Website 24h hy vọng những kiến thức về bằng thông mà mình mang đến qua bài viết sẽ giúp bạn biết được tầm quan trọng của nó ảnh hưởng trực tiếp như thế nào đến khối lượng thông tin được truyền dẫn trong một website. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *