Có thể bạn đã biết tường lửa WAF giúp bạn chống tấn công website, bảo vệ trang web của bạn khỏi các cuộc tấn công có chủ đích ở bên ngoài. Vậy WAF là gì? Hiểu đủ về tường lửa Web Application Firewall ngay bài viết sau!
WAF là gì?
Thuật ngữ WAF viết tắt của Web Application Firewall hay còn được hiểu là tường lửa ứng dụng web. Tường lửa ứng dụng web WAF là một thiết bị proxy có thể xử lý giao thức HTTP với mục đích bảo vệ ứng dụng trang web. WAF còn có tính năng kiểm tra lượng truy cập và sẽ chọn ra các request từ người dùng có thể là mối đe dọa làm ảnh hưởng đến trang web trước khi đến ứng dụng web.
Khi các các ứng dụng web (Web Application) ngày càng trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp và người dùng chúng ta có thể thấy tính quan trọng như email dựa trên web hoặc chức năng e-Commerce, các cuộc tấn công với mục đích là các lớp ứng dụng gây ra rắc rối lớn hơn cho năng suất và bảo mật. Vậy nên, tường lửa ứng dụng web WAF đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ trang khỏi các mối đe dọa liên quan đến bảo mật web.
Hoạt động của tường lửa ứng dụng web
Phương thức hoạt động của WAF được triển khai trước các ứng dụng web và phân tích lưu lượng HTTP – kiểm tra cả yêu cầu GET và POST để phát hiện và ngăn chặn tất cả mọi thứ có thể gây hại.
Khác với tường lửa (Firewall) thông thường chỉ có nhiệm vụ là một cổng an toàn cho các server, thì WAF là một phương thức để tăng tính bảo mật cho ứng dụng đang được đặt giữa Web Client và Web Server.
Những cuộc tấn công gây bất lợi đến máy tính sẽ được thực hiện một cách tự động. Những loại tấn công này rất khó để phát hiện vì chúng được tạo ra nhằm bắt chước giống lưu lượng truy cập của user và không bị phát hiện.
WAF sẽ tự động hóa các thao tác kiểm tra chi tiết tất cả các request và response đối với toàn bộ dạng lưu lượng truy cập web phổ biến. Mục đích chính khi sử dụng tường lửa ứng dụng web WAF là để xác định và chặn kịp thời các mối đe dọa, hạn chế cơ hội mà chúng có thể xâm nhập vào server.
Các loại tường lửa sử dụng trong ứng dụng Web
Có 3 loại tường lửa được sử dụng phổ biến trong ứng dụng web là:
- Network-base WAFs (WAF dựa trên mạng): Ta thường bắt gặp chúng ở trên phần cứng và chúng mang lại những lợi ích nhằm khắc phục độ trễ web do cài đặt cục bộ. Nói một cách dễ hiểu, nó sẽ được cài đặt gần với Server ứng dụng mục đích là giúp truy cập dễ dàng hơn.
- Cloud-hosted WAFs (WAF được lưu trữ trên đám mây): Loại này mang lại những lợi ích giống với các giải pháp WAF dựa theo các phần mềm khác. Cụ thể như thiếu nguồn tài nguyên tại chỗ hay chi phí thấp mà bạn phải quản lý.
- Hot-based WAFs (WAF dựa trên máy chủ): Dạng này được tìm thấy ở dưới các Module, đây được xem là một phương pháp tiết kiệm hơn đáng kể đối với WAF dựa theo phần cứng.
Lợi ích của Web App Firewall
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật khi nhắc đến WAF mà bạn có thể nghĩ ngay đến như:
- Toàn bộ chi phí sở hữu thấp: bảo mật WAF sẽ không yêu cầu phần mềm, phần cứng hay các chi phí vận hành và bảo trì.
- Bảo mật toàn diện cho trang web: Phát hiện và ngăn chặn toàn bộ những cuộc tấn công DoS từ các hacker trước khi tiếp cận Server Web, nhằm bảo vệ trang web của bạn khỏi những lỗi từ ứng dụng hay đoạn Code bị lỗi.
- Chi phí băng thông hiệu quả: Bản chất của WAF là giải pháp tập trung vào công dụng giảm thiểu tấn công hơn là hấp thụ.
Tại sao cần tường lửa ứng dụng web?
Hiện tại, WAF sẽ ngăn chặn bạn khỏi các cuộc tấn công độc hại cụ thể là:
- Remote Code Execution: Là kỹ thuật tấn công thực thi Code từ bất cứ đâu khi người dùng chấp nhận các thư mục không an toàn.
- SQL Injection: Công nghệ Hack sử dụng để can thiệp các thông tin nhạy cảm từ Database.
- Cross-Site Scripting: Khi Script không an toàn được đưa vào Code của một trang web tin cậy khác, điều này sẽ dẫn đến các dữ liệu nhạy cảm của người dùng như Cookie sẽ bị truy cập.
Tầm quan trọng của WAF đối với doanh nghiệp
Tường lửa ứng dụng WAF rất phù hợp bởi các lợi ích mà nó mang lại cho các loại công ty cung cấp trang thương mại điện tử e-Commerce hay những dịch vụ tài chính online hoặc tất cả các loại sản phẩm hay dịch vụ dựa trên website nào khác giống và có tính tương tác với người dùng hoặc đối tác kinh doanh. Ở trường hợp đặc biệt này, WAF luôn mang lại những giá trị lợi ích mạnh mẽ trong việc ngăn chặn gian lận và tránh việc mất data.
Tất nhiên, vì WAF không được thiết kế chỉ để ngăn chặn mọi các loại tấn công, nên nó chỉ hoạt động tốt nhất khi vai trò của nó là bộ công cụ hỗ trợ chương trình bảo mật ứng dụng toàn diện.
Lời kết
Thông qua bài viết trên các bạn đọc cũng đã hình dung được WAF (Web Application Firewall) chính là một phương pháp tối ưu và có tác dụng bảo vệ tránh các vấn đề rắc rối có thể gặp về tính bảo mật. Hy vọng qua bài viết WAF là gì? Hiểu đủ về tường lửa Web Application Firewall của Mẫu website 24h sẽ giúp các bạn đọc trong việc tăng tính bảo mật cho ứng dụng web. Chúc bạn may mắn!