Subdomain có thể không còn xa lạ với các nhà phát triển website. Nhưng với nhiều người mới tìm hiểu và học về thiết kế trang web để kinh doanh thì chắc hẳn vẫn chưa hiểu rõ được subdomain là gì? Lợi ích khi sử dụng subdomain? Vậy hãy để Mẫu Website 24h giải đáp những thắc mắc cho các bạn về subdomain qua bài viết dưới đây nhé.
Subdomain là gì?
Subdomain còn được gọi là tên miền phụ, là phần mở rộng và bổ sung xuất hiện trước tên miền chính. Subdomain được xem là một phần tách ra từ domain và hoạt động như một website bình thường. Ngoài ra, subdomain còn giúp bạn tạo ra nhiều website trên các lĩnh vực khác nhau thuộc tên miền chính. Subdomain ra đời nhằm giải quyết các vấn đề về chi phí đăng ký tên miền.
Bạn có thể tạo subdomain miễn phí và nó vẫn có đầy đủ chức năng như tên miền chính. Được tách biệt ra khỏi tên miền chính nên khi triển khai SEO website thì subdomain sẽ không được hưởng lợi từ website chính.
Lợi ích khi sử dụng subdomain
Đối với những nhà quản trị viên hoặc doanh nghiệp sử dụng subdomain với nhiều lợi ích khác nhau, thì việc ra đời của subdomain mang lại nhiều giá trị có ích cho người dùng, cụ thể như sau:
Tiết kiệm chi phí khi tận dụng subdomain
Subdomain nó hoàn toàn miễn phí khi bạn đã đăng ký tên miền. Qua đó, giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí khi không phải mua một domain mới mà vẫn có thể tạo ra nhiều website với mục đích khác nhau dưới dạng subdomain.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng được giao diện thiết kế trên site domain chính mà không cần phải tốn bất kỳ khoản chi phí nào cho dịch vụ thiết kế website.
Tách blog hoặc chủ đề mới ra khỏi website chính
Tận dụng subdomain để tách các Module ở website chính ra một hoặc nhiều website độc lập khác. Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập với từng mục đích cụ thể dễ hơn so với việc quản trị và phát triển website đa năng.
Ví dụ: Như mình đã nói Subdomain có thể tạo ra nhiều website riêng, cho nên việc các bạn kinh doanh đa ngành nghề, nhiều mặt hàng, nhiều sản phẩm khác nhau đều rất tiện lợi.
Tạo website dưới dạng subdomain cho một nhóm đối tượng
Đã có rất nhiều người áp dụng subdomain vào mục đích này. Bởi vì, doanh nghiệp với nhiều chủ đề, việc quản lý nội dung hay chủ đề mới, có thể làm cho website chính bị ảnh hưởng và khó quản lý. Mục đích tách ra để có thể quản lý và xây dựng nội dung phù hợp cho một tệp đối tượng nhất định. Cho nên, việc sử dụng subdomain khá là phù hợp để giải quyết vấn đề này. Bạn có thể tách riêng chủ đề, blog sang một website mới dưới dạng tên miền phụ và lên kế hoạch xây dựng nội dung phù hợp mà không bị ảnh hưởng đến website chính.
Phát triển một website dành riêng cho giao diện mobile
Có thể nói việc sử dụng subdomain dành riêng cho giao diện mobile không còn quá xa lạ. Ví dụ “m.facebook.com”, nhưng hiện tại thì việc sử dụng kiểu này không còn được sử dụng nhiều. Nếu người dùng truy cập bằng máy tính thì địa chỉ URL trả về “xyz.com” ngược lại nếu người dùng sử dụng thiết bị di động thì URL sẽ trả về “m.xyz.com”
Hiện tại, thiết kế website tương thích với thiết bị di động, khi người dùng truy cập vào website đó, trang web sẽ tự động xác định được đó là loại thiết bị nào PC hay Mobile và sẽ trả về layout phù hợp với loại thiết bị đó.
Ưu điểm và nhược điểm của Subdomain
Việc tạo subdomain là hoàn toàn miễn phí cho nên nó cũng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm sau đây;
Ưu điểm
Cho ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới
Công ty hay doanh nghiệp của bạn sắp tới sẽ ra mắt một sản phẩm hay dịch vụ mới, cho ra thị trường dành cho một nhóm khách hàng nhất định. Điều đầu tiên là bạn có thể xây dựng một website dưới dạng subdomain giới thiệu và nội dung phù hợp với sản phẩm/dịch vụ đó dành riêng cho đối tượng này. Đặc biệt, bạn cũng có thể sử dụng subdomain để test xem chiến dịch về sản phẩm/dịch vụ có hiệu quả hay không. Nếu chúng hiệu quả thì bạn có thể phát triển sản phẩm/dịch vụ và xây dựng nội dung cần thiết cho chúng. Còn ngược lại, bạn có thể xoá subdomain nếu nó không có hiệu quả.
Hỗ trợ quảng bá thương hiệu
Việc sử dụng subdomain để tạo website đã trở nên dễ dàng và theo từng mục đích cụ thể. Ở đây có thể nói là việc hỗ trợ doanh nghiệp lên các chiến dịch quảng bá thương hiệu, sản phẩm tiếp cận đến người dùng nhanh chóng. Khi có chiến lược SEO phù hợp và tối ưu nhất cùng với các chiến dịch marketing phù hợp thì bạn có thể giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ một cách bền vững.
Tối ưu trong việc quản lý website
Có thể công ty bạn có nhiều nhà quản trị viên và dễ dàng trong việc quản lý và tối ưu một website đa ngành nhưng công việc không rõ ràng có thể chồng chéo lên nhau. Vì vậy, cần tách ra một website riêng theo từng chủ đề và phân công đảm nhiệm từng phần. Khi đó, việc quản lý sẽ dễ dàng hơn, đo lường và kiểm tra cũng sẽ đơn giản hơn.
Nhược điểm
Dễ bị trừng phạt bởi Google
Việc bạn tạo quá nhiều tên miền phụ, đồng nghĩa với việc là bạn đang bàn giao trang web của mình cho một người khác để quản lý một trang mới. Khi một trong các tên miền phụ của bạn bị báo cáo, tên miền chính của bạn dễ bị phạt và lớn hơn là có nguy cơ bị xoá vĩnh viễn khỏi Google, ngay cả khi khôi phục lại thì thủ tục của bạn cũng sẽ rất phức tạp, khó xử lý.
Hình ảnh thương hiệu khó đồng nhất
Nếu sử dụng subdomain với một trang web mới sẽ khó tạo ra sự đồng nhất về mặt thiết kế với website chính. Khó có trải nghiệm đồng nhất trên website mới. Cho nên, website dưới dạng subdomain thường hỗ trợ cho trang web chính.
Subdomain ảnh hưởng đến quá trình SEO
Với nhiều cập nhật của thuật toán Google thì domain và subdomain được xếp vào dạng gần giống nhau. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến domain chính. Vì vậy, có càng nhiều subdomain sẽ càng ảnh hưởng đến thứ hạng website của bạn. Khi search một từ khoá thì kết quả xuất hiện tên miền chính sẽ nhiều hơn.
Một số lưu ý về subdomain bạn cần phải biết
Có một vài lưu ý về subdomain mà các bạn cần phải nắm như sau:
- Tạo một tên miền phụ hoàn toàn miễn phí
- Bạn có thể tạo tên miền phụ không giới hạn
- Mọi tên miền phụ vẫn có thể hoạt động như tên miền gốc
- Nếu tên miền gốc có vấn đề như hết hạn, bị huỷ hay bị khoá thì tên miền phụ sẽ không hoạt động
- Bạn có thể tạo bản ghi “*” để mặc định lấy tất cả các subdomain về cùng một IP.
Một domain chính có thể tạo được bao nhiêu subdomain?
Một domain chính có thể tạo không giới hạn subdomain. Cho nên, nhiều người đã lạm dụng việc này để bán kiếm tiền với subdomain. Tuy nhiên, việc cấu hình subdomain phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Cấu hình nơi bạn đăng ký website máy chủ
- Khả năng tương thích với SEO
- Cấu hình DNS của tên miền và băng thông của nhà cung cấp.
Yếu tố tương thích với SEO là điều đặc biệt mà các nhà quản trị website luôn cần phải lưu tâm. Bởi vì khi sử dụng quá nhiều subdomain thì sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển SEO và ảnh hưởng nghiêm trọng đến website.
Hướng dẫn cách tạo Subdomain
Mẫu Website 24h sẽ hướng dẫn các bạn tạo subdomain cực đơn giản và dễ làm với Control Panel của tài khoản hosting.
- Bước 1: Chọn vào mục Subdomain từ Control Panel
- Bước 2: Hãy nhập subdomain mà bạn muốn tạo rối ấn “Tạo” để thực hiện
- Bước 3: Sau khi đã tạo subdomain, tiếp đến hãy nhìn vào danh sách “Liệt kê những Subdomain hiện hành” bạn sẽ thấy được các subdomain đã tạo và đường dẫn tới thư mục của subdomain, thường sẽ là /public_html/subdomain.
Chỉ cần 3 bước như vậy là bạn có thể tiến hành upload source web vào thư mục này để chạy bình thường.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết mà Mẫu Website 24h đã mang đến sẽ giúp các bạn đang tìm hiểu về website hiểu được Subdomain là gì? Ưu điểm và nhược điểm của subdomain. Qua đó, giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về website, cũng như biết cách tận dụng subdomain một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công.