Magento là gì? Tổng quan thông tin về Magento

Hiện tại, để có thể thiết kế cũng như phát triển các website thương mại điện tử thì các lập trình viên có vô số các mã nguồn mở để làm việc đó. Tiêu biểu nhất trong số đó là Magento. Hiểu được điều đó Mẫu website 24h chia sẻ đến các bạn đọc về Magento là gì? Tổng quan thông tin về Magento ngay bài viết sau!

Magento

Magento là gì?

Magento là phần mềm mã nguồn mở được phát triển bởi ngôn ngữ lập trình PHP, hỗ trợ thiết kế trang web e-commerce nhanh chóng và có đủ các chức năng thiết yếu. Magento có bao nhiêu phiên bản? Mã nguồn mở này được thiết kế và phát triển đầu tiên bởi Varien vào năm 2007. Ngoài ra, nền tảng này được đánh giá là một trong những mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất trên Zend Framework hiện nay.

Magento hiện tại đang có 2 phiên bản:

  • Phiên bản không trả phí – Magento Open Source. Trước đó là Magento Community Edition hay MagentoCE.
  • Phiên bản có trả phí – Magento Commerce hay MagentoEE. Trước đó là Enterprise edition, bản Commerce sở hữu nhiều chức năng mới, cải tiến tốt hơn.

Bên cạnh đó, còn có 2 nền tảng cũ nhưng vẫn còn sử dụng song song với platform mới là Magento Professional Edition và Magento Go.

Lịch sử hình thành Magento

Magento là nền tảng được thiết kế và phát triển bởi công ty Varien – California, Mỹ. Vào ngày 31/08/2007, công ty đã ra mắt bản thử nghiệm Magento.

Ngày 30/5/2008, phiên bản đầu tiên của Magento chính thức được phát hành.

Tiếp đó, ngày 30/5/2010, Magento lại cho ra phiên bản dành cho smartphone. Đây được xem là một phần mềm riêng biệt, bạn có thể tải và cài đặt trực tiếp vào các thiết bị di động. Từ đó, người dùng có thể mua hàng thông qua ứng dụng mà không cần phải vào website.

Từ ngày 2/2011, eBay thông báo đang nắm giữ 49% cổ phần của Varien.

Đến ngày 6/2011, eBay tuyên bố đã sở hữu 100% vốn đầu tư cho Magento. Vậy nên, nền tảng này chính thức trở thành một danh mục phát triển mới của X.Commerce.

Cho đến ngày 3/11/2015, Magento lại được tách khỏi eBay để tự thành lập một một công ty mới dưới sự đầu tư của quỹ Permira.

Bước ngoặt ngày 17/11/2015, phiên bản Magento 2.0 được chia sẻ đến người dùng. Nó đặt nên một cột mốc lịch sử trọng điểm cho các platform về thương mại điện tử. Magento 2.0 sở hữu các chức năng cao cấp và cấu trúc tiên tiến hơn. Hiện nay, Magento 1.0 và Magento 2.0 đều đang được phát hành nhằm cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn.

Theo Aheadworks trong 2016, có đến 29,8% trang web thương mại điện tử được tạo ra từ Magento. Có rất nhiều các ông lớn đã tin tưởng sử dụng Magento để tạo trang web thương mại điện tử như: Fraport AG, Dyson, MotherCare, Orsay, Tilbury, Poundland,…

Từ năm 2018, Magento chủ sở hữu của phần mềm này lại được thay đổi. Và toàn bộ số tiền mà ông chủ mới Adobe phải bỏ ra để sở hữu toàn bộ công ty là 1,68 tỷ USD.

Cũng từ năm 2018, trong tổng số 457.964 trang web thương mại điện tử thì đã có hơn 342.218 website đã hoặc đang được thiết kế bởi Magento. Theo các số liệu cụ thể cho thấy nhóm nước phát triển có hành vi sử dụng Magento nhiều hơn so với những nhóm nước khác. Ta có thể thấy các ông lớn như Mỹ, Anh và Úc là những nước sử dụng Magento nhiều nhất.

Magento

Tại sao nên sử dụng Magento?

Hiện tại, có rất nhiều phần mềm phù hợp để có thể thiết kế và phát triển website thương mại điện tử nhưng điều gì đã khiến các lập trình viên đánh giá cao và sử dụng Magento nhiều đến thế? Có thể điểm qua một số các tính năng sau:

  • Magento bản chất là một mã nguồn mở có tính mở rộng linh hoạt. Vậy nên, nó phù hợp để sử dụng với nhiều đối tượng khác nhau, nó hoàn toàn phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và cũng đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp có quy mô lớn.
  • Người dùng có thể tải và cài đặt Magento hoàn toàn miễn phí với rất nhiều gói tiện ích mở rộng đi kèm.
  • Giao diện trên phiên bản mobile được thiết kế linh hoạt, dễ sử dụng với người mới và tốc độ load của trang nhanh.
  • Có nhiều chức năng có sẵn như: SEO, Marketing, checkout, quản trị site,…
  • Người sử dụng có thể tự chọn các phương pháp lưu trữ hosting khác nhau để tối ưu hiệu suất của trang và tăng doanh số.
  • Hỗ trợ người dùng với các tool bảo mật thông tin, bảo vệ dữ liệu PCI, CAPTCHA,… giúp kho hàng hóa trên trang thương mại điện tử an toàn.
  • Có thể tạo trang web thương mại điện tử đồng loạt, ở nhiều quốc gia khác nhau thông qua các chính sách hỗ trợ về tiền tệ và ngôn ngữ đa dạng.

Những tính năng cơ bản của Magento là gì?

Magento

11 tính năng cơ bản của Magento có thể kể đến như:

  1. Quản lý sản phẩm: Có nhiều hình ảnh, chức năng đánh giá sản phẩm, danh mục yêu thích, tồn kho.
  2. Danh mục: Hỗ trợ quá trình tìm kiếm và chọn sản phẩm dựa trên danh mục hiện có.
  3. Quản lý tồn kho: Kiểm soát được số lượng sản phẩm nhập, xuất và hàng tồn kho.
  4. Thông tin khách hàng: Trạng thái của tài khoản, địa chỉ người dùng, lịch sử giao dịch, giỏ hàng…
  5. Dịch vụ khách hàng: Bổ sung thêm nhiều tính năng, có form để liên hệ với khách hàng, hệ thống follow-up (theo dõi) khách hàng tiên tiến, hỗ trợ dịch vụ gửi mail cho khách hàng.
  6. Quản lý đặt hàng.
  7. Thanh toán: Phù hợp với nhiều hình thức thanh toán như credit card, PayPal. Có thể thanh toán bằng các module khác như CyberSource, ePay, eWAY…
  8. Công nghệ tìm kiếm: Đơn giản thời gian tìm kiếm nhanh, dễ sử dụng, có thể tìm kiếm trên Google SiteMap.
  9. Có tính năng chuyển đổi đa ngôn ngữ và nhiều loại tiền tệ.
  10. Có các tính năng hỗ trợ Marketing: Phiếu giảm giá, khuyến mãi,…
  11. Đánh giá, báo cáo: Được tích hợp trực tiếp với Google Analytics để người dùng xem loại báo cáo một cách trực quan. Từ đó có những điều chỉnh chính sách hợp lý.

Nền tảng kỹ thuật của Magento là gì?

Magento được xem là một platform toàn diện về e-commerce được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình PHP cùng với cơ sở dữ liệu MySQL. Magento có cơ chế hoạt động theo mô hình EAV (entity – attribute – value) và có cấu trúc module (tất cả các chức năng đều được module hóa). Toàn bộ các module này đều được lưu trữ tại trang web thương mại điện tử của Magento. Vậy nên, bất kỳ ai đang sử dụng platform này đều có thể tải lên một module thông qua trang web này nếu yêu cầu đó được phê duyệt.

Cấu trúc module của Magento là gì?

Magento

Cấu trúc module của Magento bao gồm:

  • Block: Đây là chỗ để tải lên các dữ liệu, bổ sung các thông tin cần thiết từ database trước khi phát hành ra template.
  • Controller: Là chỗ để chứa đựng các yêu cầu từ phía người dùng và chuyển chúng tới các lớp xử lý khác nhau.
  • Helper: Hỗ trợ chú thích các chức năng trong hệ thống.
  • Etc: Cung cấp các file xml khác nhau phục vụ cho cấu hình của module.
  • SQL: Có nhiệm vụ cập nhật, tạo bảng dữ liệu và đưa ra các gợi ý để điều chỉnh dữ liệu.
  • Model: Nơi để gán các dòng lệnh code truy vấn đối với cơ sở dữ liệu.

Lập trình viên Magento thì sẽ làm gì?

Lập trình viên Magento sẽ phù hợp với các công việc như:

  • Tối ưu, bổ sung và tích hợp hoặc đưa ra các tùy biến về theme.
  • Đưa ra các tùy biến core để hỗ trợ Magento có thể ứng dụng với nhiều mô hình kinh doanh khác nhau  trên thực tế.
  • Bổ sung thêm các tiện ích (extension) mới.
  • Khởi tạo hoặc import category và các sản phẩm trên website.
  • Update các phiên bản mới nhất của Magento.
  • Điều chỉnh hiệu suất thực thi (Performance tuning).

Lời kết

Thông qua bài viết trên của Mẫu website 24h đã giải đáp cho chủ đề Magento là gì? Tổng quan thông tin về Magento. Hy vọng sau bài viết này các bạn đọc sẽ có một góc nhìn tổng quan và đầy đủ hơn đối với nền tảng mã nguồn mở cho trang web thương mại điện tử – Magento. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *