Đối với những ai đang tìm hiểu về website thì kiến thức đầu tiên cần phải nắm rõ là khái niệm website và cách thức hoạt động của nó. Hãy cùng Mẫu website 24h tìm hiểu khái niệm website và các kiến thức về website đơn giản, dễ hiểu và đầy đủ nhất. Hãy cùng theo dõi đến cuối bài viết để nắm được các kiến thức căn bản nhé.
Khái niệm website và cách thức hoạt động
Website là gì?
Website hay còn được gọi là trang web hoặc trang mạng, là một tập hợp các trang thông tin có chứa các dạng thông tin như: hình ảnh, văn bản, video, audio…và được lưu trữ trên máy chủ (web server) và người dùng có thể truy cập từ xa thông qua internet.
Ở website của thông tin Việt Nam, website còn thường được gọi là trang thông tin điện tử.
Trên thực tế, người ta thường gọi website là web, tuy nhiên nó có sự khác nhau. Web là một trang cụ thể của một website và còn được gọi là web page (hoặc pages), một website sẽ bao gồm nhiều trang web page như vậy.
Trang web có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như: PHP, ASP.NET, Java, Ruby on Rails, Perl,…
Cách thức hoạt động của Website
Mô tả cách hoạt động của website một cách dễ hiểu như sau:
- Trước tiên, người dùng nhập vào trình duyệt một địa chỉ dưới dạng: https://mauwebsite24h.com, trên thực thế, bạn chỉ cần gõ “mauwebsite24h.com” trình duyệt sẽ tự hiểu và sẽ đổi thành đường dẫn dưới dạng trên.
- Tiếp theo trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ DNS.
- Hệ thống DNS sẽ trả kết quả phân tích tên miền trong đường dẫn đã gửi là mauwebsite24h.com, nó có địa chỉ máy chủ dưới dạng các con số như: 210.211.113.135
- Sau khi nhận được địa chỉ IP – nơi lấy dữ liệu, trình duyệt sẽ tìm đến địa chỉ IP đã nhận – tức máy chủ chứa nội dung website.
- Máy chủ web nhận được yêu cầu truy xuất nội dung website và nó gửi một tập hợp các file bao gồm HTML, CSS , các tập tin đa phương tiện khác như âm thanh, hình ảnh (nếu có) cho trình duyệt;
- Trình duyệt “dịch” các file mà máy chủ đã gửi thành trang web mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình.
Cấu tạo của một website bao gồm những gì?
Web Hosting (Lưu trữ web)
Web Hosting là nơi lưu trữ mã nguồn và nội dung của website. Web server được xác định bởi địa chỉ IP, Web server (riêng) thường được dành cho các website lớn, những website nhỏ hay trung bình thường chỉ sử dụng một phần nhỏ tài nguyên của web server. Có thể là share hosting hay máy chủ ảo VPS.
- Các loại Hosting phổ biến nhất hiện nay:
- Server Hosting
- VPS Hosting
- Cloud Hosting
- Shared Hosting
Domain (Tên miền)
Tên miền hay còn gọi là Domain: Là địa chỉ website, hiểu đơn giản tên miền là tên thay thế cho địa chỉ IP của máy chủ web, bởi vì địa chỉ IP web là một dãy số rất khó nhớ. Vì vậy, người ta định danh địa chỉ IP thành một chuỗi ký tự và nó dễ nhớ (ví dụ: thay vì ghi nhớ địa chỉ 210.211.113.135 ta sẽ nhớ chuỗi “mauwebsite24h.com” và tương tự, điều này được thực hiện với hàng triệu website khác).
Dữ liệu website
Dữ liệu website: Được gọi chung cho tất cả các tập tin đa phương tiện như văn bản, hình ảnh, video,…được lưu trữ trên máy chủ web.
Mã nguồn website
Nói một các dễ hiểu, mã nguồn là một phần mềm hoàn chỉnh được cài đặt trên web server/ hosting của bạn, mã nguồn website như một công cụ để tạo lập và quản lý các nội dung trên website.
Giao diện website bao gồm những thành phần nào?
Header
Header là phần thường được đặt ở vị trí đầu trang và hiển thị trên các trang phụ.
Phần đầu trang sẽ bao gồm: Thanh menu điều hướng, logo, số điện thoại, ngôn ngữ, đăng nhập/ đăng ký,…
Đối với những trang web được tạo ra với mục đích tạo chuyển đổi, lấy thông tin: Điền form, đăng ký mua hàng,…thông thường không thiết kế phần đầu trang để tránh làm cho người dùng mất sự chú ý và tập trung vào mục đích chuyển đổi.
Slider/ Carousel
Trong website, các Slider được định nghĩa là một loại trình chiếu các thông tin trên những thanh trượt. Ở các trang web trước đây, nó còn được gọi là banner nếu Slider này là một hình ảnh tĩnh.
Slider được đặt dưới header và được chú trọng nhiều vào thiết kế hình ảnh. Để giới thiệu các đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp hay sản phẩm/ dịch vụ và cũng có thể là một slogan.
Các hình ảnh này sẽ được cài đặt để trượt ngang tương tự như slide hay một hướng nào đó nhất định và kèm theo các hiệu ứng (ở dạng carousel). Tại đây, bạn cũng có thể tích hợp các nút điều hướng người dùng xem ảnh tiếp theo hay trở về ảnh trước đó.
Thông thường, trên Slider sẽ được đặt các nút kêu gọi hành động. Ví dụ như: Đặt hàng ngay, tư vấn ngay, liên hệ,…
Content Area
Là nơi cung cấp các nội dung cho độc giả và là thành phần quan trọng nhất của một website.
Nội dung ở đây có thể thông qua các hình thức khác nhau: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…Ngoài ra, đây còn là khu vực để Google đánh giá trang web của bạn có hữu ích hay không. Đối với những trang web đang thực hiện SEO thì đây được xem là phần trọng điểm và được đầu tư nhiều nhất.
Sidebar
Khi bạn truy cập vào một trang web bất kỳ, Sidebar thường được hiển thị bên cạnh những thành phần chính của trang web. Vị trí của sidebar sẽ tùy thuộc vào mục đích của trang web. Thông thường, sidebar sẽ nằm ở các vị trí sau đây: Bên trái, bên phải website, trên header hoặc ở phần footer,…của trang web.
Footer
Footer là phần cuối cùng của một website. Footer sẽ thường bao gồm các thông tin sau:
- Các liên kết
- Kênh social network
- Bản quyền
Ngoài ra, phần footer ở một số trang web còn có thể là: Hotline, email, chính sách dịch vụ,…
Vì sao doanh nghiệp cần thiết kế website
Website được xem là “Mặt tiền” của các doanh nghiệp
Trên thực tế, văn phòng là nơi các doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tiếp và là nơi gây ấn tượng với khách hàng khi đặt chân vào. Đối với nền tảng trực tuyến Internet. Website cũng được ví như vậy, website chính là bộ mặt của doanh nghiệp khi khách hàng có nhu cầu tìm kiếm các thông tin, sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Thông qua website, bạn có thể giới thiệu cho các khách hàng của mình những thông tin về công ty của mình, các sản phẩm hay dịch vụ công ty bạn đang cung cấp. Nếu website được doanh nghiệp của bạn chú trọng đầu tư thì chắc chắn sẽ tạo tượng và lòng tin trong mắt khách hàng.
Tăng khả năng cạnh tranh
Website sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng định vị thương hiệu trên thị trường Internet, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Hiện nay, các khách hàng có xu hướng tìm kiếm các thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, việc đầu tiên là tìm kiếm các thông tin trên Internet để tham khảo trước khi trực tiếp đến cửa hàng. Qua đó cho thấy website đóng vai trò chủ lực giúp doanh nghiệp của bạn có thêm thế mạnh cạnh tranh và thu hút các khách hàng về phía mình thay vì đối thủ.
Là kênh chăm sóc khách hàng 24/7
Website không chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp bán hàng, website còn là trang web hỗ trợ các công việc chăm sóc khách hàng, tư vấn trực tuyến, giải quyết các vấn đề hay thắc mắc của khách hàng 24/7.
Một trong các đặc điểm nổi bật nhất của website là hỗ trợ tương tác giữa doanh nghiệp và các khách hàng. Doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng website để thực hiện các cuộc khảo sát về thị trường để có thể hiểu hơn về các khách hàng tiềm năng, thu thập các đánh giá và nhận xét của khách hàng về chính doanh nghiệp của mình.
Đây là nguồn thông tin quý báu, bạn có thể tận dụng để có thể dễ dàng biết được thị hiếu của người tiêu dùng, qua đó cải thiện chất lượng sản phẩm hay dịch vụ sao cho phù hợp với thị hiếu của người dùng mà không cần tốn quá nhiều chi phí và thời gian cho các cuộc khảo sát.
Chiến dịch marketing online
Một thế mạnh khi các doanh nghiệp sở hữu một website không thể không kể đến đó là hỗ trợ thực hiện kế hoạch marketing bán hàng và kế hoạch marketing tổng thể. Xu hướng người dùng sử dụng Internet ngày càng tăng, việc đó đồng nghĩa Marketing online dần trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các doanh nghiệp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng bên cạnh các phương thức tiếp thị truyền thống.
Để có thể thực hiện việc lan tỏa và mở rộng thương hiệu, các doanh nghiệp không thể thiếu website. Vì vậy, các doanh nghiệp cần bắt tay thiết kế cho mình một website chuyên nghiệp cho doanh nghiệp ngay, để có thể thực hiện các chiến lược phát triển và định hướng dài hạn.
Có những loại website nào?
Dựa theo cấu trúc
Dựa theo cấu trúc sẽ chia thành 2 loại website chính: Website tĩnh và website động
- Website tĩnh: Là website chủ yếu sử dụng các ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript và các thông tin trên website cố định, ít được chỉnh sửa. Website tĩnh chỉ chứa các thông tin mà không có phần tương tác nào.
- Website động: Ngược lại với website tĩnh, ngoài các ngôn ngữ HTML, CSS và JavaScript, website động còn sử dụng các ngôn ngữ phức tạp khác như PHP hay ASP.NET và một cơ sở dữ liệu như SQL Server hay MySQL. Hiện nay các website là website động.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các nền tảng CMS, mọi người có thể dễ dàng xây chịnh cho mình một website mà không cần đến code.
Dựa vào mục đích sử dụng website.
Khi xây dựng một website, mỗi người đều đề ra cho mình các mục đích sử dụng riêng và khi thiết kế để xây dựng lên ý tưởng đó về giao diện và các tính năng phù hợp cho website.
- Website cá nhân: Website cá nhân như một các tạo CV chuyên nghiệp, cập nhật các thông tin cá nhân và các thành tựu hay xây dựng website cá nhân với mục đích xây dựng thương hiệu cá nhân.
- Website công ty: Giới thiệu về công ty, cập nhật các thông tin cần thiết về lịch sử hình thành và phát triển công ty, thông tin liên hệ.
- Website bán hàng: Giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Dựa vào lĩnh vực cụ thể
Mỗi website tồn tại trên Internet đều tồn tại vì một lý do nhất định nào đó. Các tổ chức, doanh nghiệp có thể xây dựng website để cung cấp cấp các thông tin, dịch vụ đến khách hàng và các mục đích khác:
- Blog: Cung cấp kiến thức, thông tin.
- Website giải trí: Cho phép người dùng xem phim, nghe nhạc, chơi game.
- Cổng thông tin: Cung cấp, cập nhật các thông tin mới nhất về nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới.
- Mạng xã hội: Cho phép người dùng tham gia và tương tác với mọi người ở khắp nơi trên thế giới, nổi bật là Facebook và Twitter.
- Website giáo dục: Website của các trường Đại học, các tổ chức giáo dục, cung cấp các thông tin về khóa học hay tài liệu online.
- Website chính phủ: Cung cấp các thông tin về các chương trình liên quan đến các lĩnh vực vĩ mô như giáo dục, y tế,…
- Website công cụ tìm kiếm: Cho phép người dùng có thể tìm kiếm các nội dung trên web phổ biến nhất là Google.
Làm sao để có một website?
Thiết kế qua các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị thiết kế website, bạn có thể yêu cầu thiết kế website theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tùy theo chức năng, sẽ có nhiều mức giá khác nhau từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng mà doanh nghiệp của bạn đã có thể sở hữu một website chuyên nghiệp. Thông thường, các dịch vụ thiết kế website sẽ có 2 loại: Thiết kế website lập trình bằng code tay hoặc sử dụng các mã nguồn mở như WordPress.
Các website được thiết kế bằng code tay, các lập trình viên cần có kỹ năng và kinh nghiệm, mất nhiều thời gian và công sức lập trình, bạn không thể chọn được mẫu giao diện mà phải qua quá trình thiết kế từ đầu, chính vì vậy chi phí thiết kế website dạng này thường khá cao. Còn đối với thiết kế website bằng mã nguồn mở như WordPress thì giá khá rẻ, bạn có thể lựa chọn mẫu giao diện có sẵn. Tuy nhiên website thiết kế loại này thường ít chức năng hỗ trợ.
Tự thiết kế website
Bạn cũng có thể tự thiết kế website cho mình bằng cách tự học thiết kế web và xây dựng trang web của mình ngay từ đâu. Bạn sẽ mất khá nhiều thời gian để học về các ngôn ngữ lập trình như CSS, JAVA, PHP, Python,…và các kiến thức đồ họa.
Bạn có thể website đơn giản hơn bằng cách tự học và thiết kế website bằng nền tảng WordPress. Đây là nền tảng thiết kế website bằng mã nguồn mở và được sử dụng khá phổ biến.
Lời kết
Qua bài viết, Mẫu website 24h mong bạn có thể hiểu khái niệm website là gì? và tổng quan kiến thức về website. Hiểu được khái niệm website và các kiến thức cơ bản sẽ là một nền tảng vững chắc giúp các bạn có thể thực hiện thiết kế website và các chiến lược phát triển dài hạn. Chúc các bạn thành công.