Nhắc đến IP thì có lẽ đã quá quen thuộc với mỗi người dùng internet hiện nay. Nhưng để hiểu rõ bản chất của IP thì chưa chắc ai cũng biết đến. Vậy Check IP là gì? Địa chỉ IP dùng để làm gì? Hãy cùng Mẫu Website 24h tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Địa chỉ IP là gì?
Địa chỉ IP (viết tắt của Internet Protocol) có nghĩa là giao thức Internet. IP là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử như điện thoại, laptop hiện nay đang sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.
Bất cứ thiết bị mạng nào kể cả bộ định tuyến, bộ chuyển mạch mạng, máy vi tính, máy chủ hạ tầng (như NTP, DNS, DHCp,…), máy in, máy fax qua internet và điện thoại tham gia vào mạng thì đều có địa chỉ riêng. Và tất nhiên các địa chỉ IP này không cố định.
Địa chỉ IP dùng để làm gì?
Địa chỉ IP cung cấp danh tính của các thiết bị được kết nối mạng, giúp các thiết bị trên mạng Internet phân biệt và nhận ra nhau, từ đó có thể giao tiếp với nhau.
Quy trình gửi dữ liệu qua mạng cũng tương tự như. Tuy nhiên, thay vì sử dụng danh sách địa chỉ để tìm địa chỉ, máy tính sẽ sử dụng các máy chủ DNS tìm kiếm một tên máy để tìm địa chỉ IP của nó. Ví dụ, khi nhập một trang web vào trình duyệt, như abc.com yêu cầu tải trang này được gửi đến các máy chủ DNS tìm kiếm tên máy chủ (abc.com) để tìm địa chỉ IP tương ứng của nó. Nếu không có địa chỉ IP đính kèm, máy tính sẽ không có “đầu mối” để tìm kiếm.
Ưu điểm và nhược điểm của địa chỉ IP
Ưu điểm
- IP là giao thức kết nối, giao tiếp giữa các thiết bị mạng qua internet.
- IP sẽ giúp truy cập dễ dàng hơn
- Địa chỉ IP giúp người dùng có thể quản lý hệ thống mạng đơn giản và chặt chẽ
- IP ra đời là một sự phát triển vượt trội của ngành công nghệ mạng
Nhược điểm
- Hoạt động truy cập của người dùng sẽ bị lưu lại địa chỉ IP
- Thông tin cá nhân dễ bị khai thác một cách dễ dàng nếu không may bị ai đó xâm nhập và phá hoại
Các loại địa chỉ IP
Địa chỉ IP công cộng
Địa chỉ IP công cộng (hay còn gọi là IP Public) là địa chỉ mà nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng để chuyển đi các yêu cầu Internet đến một gia đình hoặc tổ chức cụ thể. Đây là địa chỉ mà mạng gia đình hay tổ chức sử dụng để liên lạc với các thiết bị kết nối Internet khác, cho phép các thiết bị trong mạng truy cập mạng hay liên lạc trực tiếp với máy tính của người dùng khác.
Địa chỉ IP tĩnh
IP Static (hay còn gọi là IP tĩnh), đây là địa chỉ IP cố định dành riêng cho một người hoặc nhóm người sử dụng mà thiết bị kết nối đến Internet của họ luôn luôn được đặt một địa chỉ IP. Thông thường IP tĩnh được cấp cho một máy chủ với một mục đích riêng như máy chủ web, mail,… để nhiều người có thể truy cập mà không làm gián đoạn các quá trình đó.
Địa chỉ IP cá nhân
Địa chỉ IP cá nhân (hay còn gọi là IP Private) là địa chỉ riêng sử dụng trong nội bộ mạng LAN như mạng gia đình, nhà trường, công ty. Khác với IP Public, IP Private không thể kết nối với mạng Internet mà chỉ có các thiết bị trong mạng mới có thể giao tiếp với nhau thông qua bộ định tuyến router. Địa chỉ IP riêng được bộ định tuyến gán tự động hoặc bạn có thể tự thiết lập lại theo cách thủ công.
Địa chỉ IP động
Địa chỉ IP động (hay còn gọi là IP Dynamic) có nghĩa là địa chỉ IP của máy tính có thể thay đổi. Nếu không sử dụng các dịch vụ đặc biệt cần dùng IP tĩnh, khách hàng thông thường chỉ được ISP gán cho các IP khác nhau sau mỗi lần kết nối hoặc trong một phiên kết nối sẽ được đổi thành các IP khác. Hành động cấp IP động của các ISP nhằm tiết kiệm nguồn địa chỉ IP đang cạn kiệt hiện nay. Khi một máy tính không được kết nối vào mạng Internet thì nhà cung cấp sẽ sử dụng IP đó để cấp cho một người sử dụng khác.
Các dải IP phổ biến ở Việt Nam
- FPT: 2401:F740::/32
- Mobifone: 2402:9D80::/32
- VNPT Net: 2001:0EE0:1::/48
- Agribank: 2001:0DF2:C100::/48
- Vinagame: 2001:0DF0:0013::/48
Cách xem IP trên điện thoại iPhone và Android
Cách 1: Tìm kiếm “What is my ip”
Đầu tiền từ điện thoại Android của bạn, hãy mở trình duyệt và gõ “What is my ip” trong thanh tìm kiếm của Google, kết quả trả về sẽ tự động hiển thị địa chỉ IP của bạn ở trên cùng. Máy tính bảng cũng có thể sử dụng cách này để xem IP công cộng
Cách 2: Kiểm tra địa chỉ IP thông qua website
Bạn hãy truy cập vào đường dẫn “whatismyip.com”. Tại giao diện của website sẽ hiển thị địa chỉ IP công cộng trên máy tính bảng hay điện thoại
Một vài website uy tín khác mà bạn cũng có thể check ip như “ipchicken.com” và “whatismyipaddress.com”
Cách xem địa chỉ cá nhân trên điện thoại
Đối với Android: Đầu tiên vào cài đặt -> chọn giới thiệu -> chọn trạng thái. Địa chỉ ip hiển thị là địa chỉ ip cá nhân trên điện thoại
Đối với iPhone: Vào cài đặt -> chọn Wifi -> nhấp vào tên mạng wifi. Để xem địa chỉ IP cá nhân trên điện thoại
Cách xem địa chỉ IP trên máy tính Windows và Macbook
Cách xem địa chỉ IP trên Windows
Bạn có thể thực hiện một trong các phương án sau đây để xem địa chỉ IP trên máy tính Windows:
– Xem IP bằng Network & Internet Settings.
– Xem IP máy tính từ thanh Taskbar.
– Xem địa chỉ IP bằng Task Manager.
– Xem địa chỉ IP bằng Command Prompt.
– Xem IP bằng Powershell.
Cách xem địa chỉ IP trên Macbook
Cách xem địa chỉ IP công cộng trên MacBook tương tự như cách xem địa chỉ IP công cộng trên iPhone đã hướng dẫn phía trên tại mục 5.
– Xem địa chỉ IP cá nhân trên MacBook
Cách 1: Sử dụng Tùy chọn Hệ thống
Bước 1: Trước hết, các bạn nhấn vào logo Apple ở góc trên bên trái màn hình và chọn “Tùy chọn hệ thống“.
Bước 2: Tại bảng công cụ, bạn hãy chọn vào công cụ Mạng (Network) để mở ra bảng thông tin kết nối mạng.
Bước 3: Địa chỉ IP sẽ xuất hiện ở dòng chữ nhỏ ở bên dưới dòng Trạng thái.
Cách 2: Dùng Terminal
Bước 1: Trước hết, các bạn nhấn Cmd + Space để mở tìm kiếm Spotlight và nhập “Terminal” để tìm kiếm và truy cập vào Terminal.
Bước 2: Sau đó bạn có thể dùng lệnh “ifconfig | grep “inet ” | grep -v 127.0.0.1” để hiển thị các thông tin cần thiết về địa chỉ IP cá nhân trên MacBook. Địa chỉ IP của máy là dãy số nằm phía sau từ “inet”. Ví dụ trong trường hợp của hình minh họa dưới đây, địa chỉ IP của máy là “192.168.1.8”.
Công cụ check IP thường được sử dụng
What is my ip
Mình đã hướng dẫn công cụ này ở trên các bạn có thể xem lại. Nó được xem là công cụ dùng để xem địa chỉ IP và bên cạnh đó nó còn có thể kiểm tra tốc độ internet, tra cứu tên máy chủ của IP, kiểm tra thông tin của một địa chỉ IP và tên miền bất kỳ,…
Đối với việc xem địa chỉ IP bằng rất đơn giản, bạn hãy truy cập vào Whatismyip -> chọn IP Tools -> chọn IP Address Lookup. Ngay lập tức bạn sẽ nhìn thấy địa chỉ IP hiện tại của mình trong một ô nhập, có thể sao chép nó hoặc bấm nút Lookup để tra cứu các thông tin cơ bản khác như: Vị trí (tỉnh, thành phố, quốc gia), mã bưu điện (Postal Code), nhà cung cấp mạng (ISP), múi giờ…
Whatleaks
Là công cụ kiểm tra sự rò rỉ địa chỉ IP mà bạn đang sử dụng, cảnh báo cho bạn biết kết mạng của bạn đã an toàn hay chưa. Bên cạnh đó những tiêu chí an toàn sẽ được hiển thị dấu tích xanh, ngược lại nếu phát hiện những nguy cơ bảo mật Whatleaks sẽ hiển thị dấu chấm than. Để kiểm tra IP bạn chỉ cần truy cập vào Whatleaks.com thì ngay lập tức địa chỉ IP của bạn sẽ hiển thị ngay trên màn hình, đồng thời bạn cũng sẽ biết được IP của mình có bị rò rỉ hay không.
Check Host
Tương tự như 2 công cụ ở trên thì Check Host cũng là công cụ để kiểm tra IP, và ngoài ra thì cũng bao gồm test PING, giao thức kết nối (HTTP), TCP Port và DNS. Với công cụ này bạn cũng chỉ cần truy cập vào checkhost.net bạn sẽ thấy địa chỉ Ip của mình nằm ở phía trên cùng với quốc gia hiện tại. Check Host sẽ cung cấp thông tin kết quả về địa chỉ IP mà bạn vừa thực hiện kiểm tra trên một trang khác khá đầy đủ kèm theo một bản đồ ghim sẵn vị trí tương ứng với địa chỉ IP đó.
Lời kết
Mẫu Website 24h hy vọng những kiến thức về Check IP mà mình mang đến qua bài viết sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể nhất và biết được những công cụ dùng để check ip cho những lúc cần thiết. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, chúc các bạn thành công.