HTTPS là gì? Tổng hợp nội dung về HTTPS mà bạn cần biết

Với sự xuất hiện của HTTPS là một bước ngoặt to lớn mở ra kỷ nguyên mới về sự thay đổi vượt bậc của hệ thống website để thay thế cho HTTP như trước đây. Vậy HTTPS là gì? HTTPS hoạt động như thế nào? Sự khác nhau của HTTPS và HTTPS là gì? Là những câu hỏi trọng tâm sẽ được Mẫu Website 24h giải đáp qua bài viết dưới đây.

HTTPS là gì?

Hypertext Transfer Protocol Secure hay còn được viết tắt HTTPS (giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật) được xem là một dạng giao thức cung cấp khả năng truyền tải siêu văn bản cực kỳ an toàn và bảo mật. Bạn có thể hình dung rằng giao thức HTTPS là một phiên bản của HTTP nhưng sẽ mang tính bảo mật và cực kỳ an toàn HTTPS

HTTPS hoạt động như thế nào?

Các trang HTTPS thường được dùng một trong hai giao thức bảo mật để mã hoá thông tin liên lạc – SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security). Cả hai giao thức TLS và SSL này đều sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure) không đối xứng.

Một hệ thống không đối xứng sử dụng hai “khóa” để mã hoá thông tin liên lạc, khóa “công khai” và khóa “riêng”. Bất cứ thứ gì được mã hoá bằng khoá công khai (Public key) chỉ có thể được giải mã bởi khóa riêng (private key) và ngược lại.

Chỉ cần nhìn vào tên thấy khoá “riêng” thì cần được bảo vệ nghiêm ngặt và chỉ truy cập được bởi chủ nhân của khoá riêng. Trường hợp một trang web, khoá riêng được giữ kín trên trang máy chủ web. Ngược lại, khoá công khai được phân phối cho bất kỳ ai và tất cả mọi người cần để giải mã thông tin đã được mã hoá bằng khoá riêng.HTTPS

Sự khác nhau giữa HTTPS và HTTP là gì?

Giao thức HTTPS được xem là phiên bản an toàn hơn của HTTP. Nhờ HTTPS mà những dữ liệu sẽ được gửi từ trình duyệt đến website người dùng mà người dùng đang kết nối. Chữ “S” ở cuối HTTPS là viết tắt của “Secure” (bảo mật). Nó có nghĩa là tất cả các giao tiếp giữa trình duyệt và trang web đều được mã hoá. HTTPS thường được sử dụng để bảo vệ các giao dịch trực tuyến có tính bảo mật cao, có thể kể đến như giao dịch ngân hàng và đặt, mua hàng trực tuyến. Điểm nhận biết giữa HTTP và HTTPS trên các trình duyệt web như Chrome, Internet Explorer hay Firefox là HTTPS có hiệu lực sẽ hiển thị biểu tượng ổ khoá nằm ở đầu bên trái thanh địa chỉ URL.

Ngoài ra, HTTP sử dụng cổng 80 để giao tiếp mạng, trong khi đó HTTPS thì dùng cổng 443, chính vì sự khác biệt này mà tạo ra cấp độ bảo mật khác nhau. Cổng 443 là cổng hỗ trợ mã hoá thông tin từ máy khách truyền đến máy chủ, bảo vệ tất cả dữ liệu được truyền qua internet.HTTPS

Như thế nào là chứng chỉ HTTPS?

Khi yêu cầu kết nối HTTPS với trang web, trước tiên trang web sẽ gửi chứng chỉ SSL tới trình duyệt của bạn. Chứng chỉ này chứa khóa công khai khi cần thiết để bắt đầu phiên bảo mật. Dựa vào trao đổi ban đầu này, trình duyệt và trang web sẽ bắt đầu giao thức SSL Handshake (giao thức bắt tay). Giao thức SSL Handshake liên quan đến việc tạo bí mật chia sẻ để thiết lập kết nối an toàn duy nhất giữa bạn và trang web.

Khi sử dụng chứng chỉ SSL đáng tin cậy trong quá trình kết nối HTTPS, người dùng sẽ thấy được biểu tượng ổ khóa trong thanh địa chỉ của trình duyệt. Khi một chứng chỉ Extended Validation Certificate được cài đặt trên một trang web, thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh lá cây.

Tại sao cần phải có chứng chỉ HTTPS?

Tất cả thông tin liên lạc sẽ được gửi qua các kết nối HTTp đều sẽ nằm trong phạm vi văn bản thuần. Theo đó, bất cứ hacker nào cũng đều có thể bị đột nhập và đọc được kết nối giữa trình duyệt và website của bạn. Điều này được đánh giá là mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm nếu nó có chứa các thông tin như địa chỉ đặt hàng, chi tiết thẻ tín dụng hoặc số căn cước công dân của người dùng.

Khắc phục được hoàn toàn vấn đề này, đối với một kết nối HTTPS thì tất cả thông tin của người dùng sẽ đều được mã hoá một cách an toàn. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả khi có ai đó đột nhập vào kết nối thì họ cũng sẽ không thể nào giải mã được các dữ liệu đi qua giữa người dùng và trang web.HTTPS

Vậy có nên sử dụng giao thức HTTPS cho website hay không?

Tất nhiên là CÓ, vì rất nhiều trang web hiện nay đều đã sử dụng giao thức HTTPS đặc biệt là các website thuộc ngân hàng hay các trang TMĐT. Việc sử dụng HTTPS không chỉ làm tăng tính chuyên nghiệp mà còn giúp cho khách hàng được yên tâm hơn và tin tưởng về dịch vụ mà website mang lại.

Làm sao để chuyển đổi giao thức HTTPS

Bạn phải biết rằng, tất cả website ngày nay khi mới khởi tạo đều là giao thức HTTP. Nếu muốn chuyển sang HTTPS, bạn nhất định cần phải cài đặt thêm chứng chỉ bảo mật SSL hoặc TLS. Mẫu Website 24h sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách để cài đặt chứng chỉ chuyển đổi sang giao thức HTTPS, cụ thể như sau:

Cách 1: Mua chứng chỉ SSL từ các đơn vị cung cấp

Một vài đơn vị cung cấp chứng chỉ SSL uy tín cho các bạn tham khảo:

  • DigiCert: https://www.digicert.com
  • GeoTrust: https://www.geotrust.com/
  • Entrust Datacard: https://www.entrustdatacard.com
  • GlobalSign: https://comodosslstore.com
  • Comodo SSL: https://www.globalsign.com

Cách 2: Sử dụng dịch vụ cài đặt giao thức HTTPS từ các công ty thiết kế website

Đối với cách chuyển đổi giao thức HTTPS này, bạn chỉ cần bỏ ra một khoản chi phí hợp lý thì việc còn lại cứ giao cho các công ty đối tác chịu trách nhiệm hoàn thành các bước còn lại.

Lời kết

Qua bài viết trên, Mẫu Website 24h hy vọng các bạn đã hiểu rõ cụ thể HTTPS là gì? HTTPS hoạt động như thế nào? Sự khác nhau của HTTPS và HTTPS là gì? Và đặc biệt là tầm quan trọng của nó. Giờ đây các bạn có thể tiến hành các bước bảo mật website của mình ngay bây giờ. Việc bạn có một website có độ bảo mật chắc chắn sẽ làm cho khách hàng an tâm và tin tưởng hơn rất nhiều. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *