Thuật ngữ Firebase đã không còn quá xa lạ đối với các lập trình viên hệ thống hoặc là lập trình Android. Vậy Firebase là gì? Ưu nhược điểm và cách thức hoạt động của nền tảng Firebase là như thế nào? Hãy cùng Mẫu website 24h tìm hiểu ngay nhé!
Firebase là gì?
Để trả lời cho câu hỏi Firebase là gì? thì thuật ngữ Firebase được hiểu là một dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động dựa trên nền tảng đám mây (Cloud). Song với đó, là một hệ thống máy chủ mạnh mẽ của Google. Firebase được tạo ra với mục đích chính là hỗ trợ cho người dùng có thể lập trình tất cả ứng dụng thông qua các phương thức đơn giản hóa những thao tác với các cơ sở dữ liệu.
Lịch sử hình thành và phát triển nền tảng Firebase
- Vào năm 2011, nền tảng Firebase đã được xây dựng và phát triển bởi James Tamplin và Andrew Lee với tiền thân là Envolve. Nó được đánh giá là một nền tảng khá đơn giản và chuyên cung cấp các API cần thiết nhằm kết hợp tính năng trò chuyện vào trong các website.
- Đến tháng 4/2021, Firebase đã thành lập một công ty riêng. Có tên là Backend-as-a-Service với chức năng là Realtime.
- Năm 2014, Google đã mua lại và là chủ sở hữu Firebase nhờ đó công cụ này nhanh chóng trở thành một ứng dụng toàn năng trên nàng tảng mobile và nền tảng trang web hiện tại.
Firebase hoạt động với chức năng như thế nào?
Firebase hoạt động toàn diện với các chức năng như:
Firebase Authentication
Lợi ích cốt lõi mà Firebase cung cấp chính là nó có tính năng xây dựng những bước xác định người dùng thông qua Email, Facebook, Twitter, GitHub hay Google. Kế bên đó, hoạt động Firebase Authentication cũng trợ giúp xác thực ẩn danh cho những ứng dụng. Hoạt động xác thực đó của Firebase có thể hỗ trợ cho thông tin cá nhân của những người dùng được an toàn hơn. Điều này cũng có thể chắc chắn tài khoản và các thông tin cá nhân của người dùng không bị leak ra bên ngoài.
Firebase Hosting
Phương thức hoạt động kế tiếp là Firebase Hosting. Đây là một phương thức hoạt động được phân phối dựa trên tiêu chuẩn công nghệ bảo mật SSl thông qua hệ thống mạng CDN.
CDN còn được hiểu là Content Delivery Network là một mạng lưới máy chủ giúp lưu giữ lại các bản sao của các thông tin tĩnh. Những thông tin tĩnh này nằm ở bên trong trang web và được phân phối trực tiếp đến những máy chủ PoP khác. Hệ thống mạng lưới của máy chủ CDN được cài đặt ở toàn bộ các quốc gia. Từ máy chủ Pop – Points of Presence, nguồn data sẽ được gửi đi đến những user cuối cùng.
Firebase Realtime Database
Firebase Realtime Database được hiểu là dạng một JSON đã được đồng bộ mốc thời gian đến với toàn bộ các kết nối client. Các lập trình viên cần phải đăng ký tài khoản của Firebase để có thể sử dụng nó. Hầu hết các dữ liệu ở trong database sẽ tự động update đầy đủ khi phát triển ứng dụng. Sau bản cập nhật thì những dữ liệu này sẽ được truyền tải dựa trên các kết nối SSl có 2048 bit.
Ưu điểm và hạn chế của Firebase
Những ưu và nhược điểm dễ thấy ở Firebase như:
Ưu điểm của Firebase
- Sử dụng dễ dàng: Những người sử dụng có thể đăng ký một tài khoản Firebase dựa trên tài khoản Google. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng song song nền tảng này trong quá trình phát triển ứng dụng một cách đơn giản nhất.
- Tốc độ phát triển nhanh: Một điểm mạng tiếp theo chính là Firebase trợ giúp cho việc phát triển ứng dụng cực kì nhanh. Với tốc độ phát triển nhanh thì điều này cũng giúp lập trình viên tối ưu được khoảng thời gian để phát triển cũng như tiếp thị ứng dụng.
- Cung cấp nhiều dịch vụ: Ngoài ra, Firebase có tính năng cung cấp đa dịch vụ phù hợp với mọi mục đích phát triển website. Người dùng có cơ hội để có thể lựa chọn database Firestore hay Realtime theo ý định của mình.
- Nền tảng cho Google phát triển: Năm 2014 Firebase đã được ông lớn Google mua lại và sáp nhập thành một phần của Google. Ứng dụng này với các đặc tính nổi trội đã khai thác được hầu hết sức mạnh cũng như các dịch vụ hiện đang cung cấp của Google.
- Giao diện người dùng được chú trọng: Firebase hướng các lập trình viên tập trung hơn để phát triển thêm giao diện dành cho người dùng thông qua kho Backend nhiều mẫu có sẵn vô cùng đa dạng.
- Firebase app không có máy chủ: Chính tiện ích này sẽ giúp cho Firebase có được khả năng tối ưu hóa tốt nhất về năng suất làm việc nhờ vào phương pháp mở rộng cụm database.
- Học máy: Ứng dụng Firebase sẽ triển khai học máy cho các lập trình viên để trợ giúp tốt nhất cho việc phát triển ứng dụng.
- Tạo lưu lượng truy cập: Firebase App sẽ giúp việc tạo lập các chỉ mục trở nên đơn giản. Ngoài ra, Firebase cũng sẽ góp phần nâng cao thứ tự xếp hạng của ứng dụng ở trên công cụ tìm kiếm Google. Theo đó lượt traffic sẽ tăng lên.
- Theo dõi lỗi: Đây được xem là một công cụ chuyên sử dụng để phát triển cũng như sửa lỗi vô cùng tuyệt vời. Vậy nên trong quá trình sử dụng, bạn không cần sợ sẽ gây ra lỗi khi làm.
- Chức năng sao lưu: Firebase có tính năng tự động sao lưu một cách nhanh chóng và đảm bảo tính sẵn có. Vậy nên, chức năng này góp phần giúp cho thông tin và dữ liệu được bảo mật kỹ nhất.
Điểm hạn chế của Firebase
- Firebase không phải là mã nguồn mở: Đối với các nhà phát triển thì việc ứng dụng này không phải là mã nguồn mở là một điểm trừ lớn. Bởi vì, người dùng không thể chỉnh sửa hay bổ sung được mã nguồn Firebase.
- Người dùng không truy cập được mã nguồn: Một điểm trừ thứ 2 tuy là ứng dụng lớn nhưng người dùng muốn chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác gặp khá nhiều trở ngại. Để thực hiện được đều này thì tất cả Backend cần phải được thiết kế lại từ đầu.
- Nền tảng không hoạt động nhiều quốc gia: Có thể nói Firebase chính là một Subdomain của Google. Website chính thức của ứng dụng này hiện tại đang bị nhiều quốc gia trên thế giới cấm, tiêu biểu đó là Trung Quốc.
- Firebase chỉ hoạt động với CSDL NoSQL: Vì một số hạn chế nên người dùng không thể tùy chỉnh dữ liệu nhanh chóng và dễ dàng. Bởi vì, Firebase chỉ dùng JSON và gần như không sử dụng thêm SQL. Chính vì vậy, việc di chuyển các cơ sở dữ liệu sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Firebase chỉ chạy trên Google Cloud: Vì Firebase đã sát nhập vào là ứng dụng của Google và toàn bộ các cơ sở hạ tầng của ứng dụng đều được hoạt động thông qua Google Cloud. User sẽ không thể khởi động ứng dụng trên những đơn vị đám mây khác.
- Truy vấn khám chậm: Vì ứng dụng này không phù hợp với tất cả mọi cơ sở dữ liệu và tất nhiên Cloud Firestore cũng như vậy. Điểm hạn chế này khiến bạn mất nhiều thời gian khi sử dụng nó.
- Các dịch vụ cung cấp không phải đều miễn phí: Những dịch vụ không phải tất cả đều miễn phí và sẽ có bản trả phí. Các chức năng cơ bản Spark trên đám mây vẫn sẽ có tuy nhiên bạn muốn sử dụng các chức năng mở rộng bạn cần nâng cấp trên gói Blaze.
- Giá sử dụng dịch vụ Firebase khá cao: Firebase mang lại cho người dùng rất nhiều tính năng có ích nhưng đi với đó là giá thành của chúng cũng nhỉnh hơn so với nhà chuyên cung cấp IaaS.
- Thiếu hợp đồng doanh nghiệp: Firebase không hỗ trợ những tùy chọn Dedicated Servers hay các hợp đồng doanh nghiệp. Điều kiện để sử dụng Firebase chính là sử dụng cấu trúc Serverless tính linh hoạt kém hơn.
- Không cung cấp API GraphQL: Tuy là một sản phẩm của Google nhưng nó không cung cấp API GraphQL giống như một phần của quá trình thiết lập cơ bản. Tuy rằng có những giải pháp khác có thể thay thế nhưng REST vẫn luôn là một tùy chọn mặc định của ứng dụng này.
Ứng dụng của Firebase phổ biến hiện nay
Tính ứng dụng của Firebase là không thể phủ nhận bởi:
- Ứng dụng Thời báo New York
- Ứng dụng Alibaba
- Ứng dụng Todoist
- Ứng dụng eBay Motors
- Ứng dụng La figaro
Hiện nay, ứng dụng Firebase là một nền tảng hỗ trợ người dùng tương đối toàn diện và rất linh hoạt. Vậy nên ứng dụng phù hợp để người dùng có thể phát triển các những ứng dụng như:
- iOS
- Android
- Web
Các dịch vụ mà nền tảng Firebase cung cấp
Những dịch vụ mà Firebase cung cấp đến người dùng có thể kể đến như:
Nhóm công cụ Firebase Develop & Test Your App
- Realtime Database: Đây được xem là dịch vụ có tính năng lưu trữ cũng như đồng bộ hóa các dữ liệu của user trong thời gian thực.
- Crashlytics: Có thể hiểu đó là hệ thống có khả năng theo dõi cũng như lưu trữ các dạng lỗi của ứng dụng.
- Cloud Firestore: Là một dịch vụ có khả năng lưu trữ và đồng bộ tất cả dữ liệu của người dùng đối với các thiết bị quy mô nhiều quốc gia.
- Authentication: Là một dịch vụ quản lý người dùng có tính chất khá đơn giản và an toàn. Ngoài ra, dịch vụ đó cũng mang lại các phương pháp xác thực cho Email, Google và Facebook.
- Cloud Functions: Cho khả năng mở rộng ứng dụng dựa trên mã phụ trợ bổ sung mà không cần đến quản lý và quy mô của các máy chủ riêng.
- Cloud Storage: Có nhiệm vụ là lưu trữ và khả năng chia sẻ nội dung do người sử dụng thiết kế ra với một bộ nhớ tốt, đơn giản và rất tiết kiệm chi phí.
- Hosting: Hỗ trợ việc lưu trữ website đơn giản hơn với những công cụ thực hiện có tính năng cao phù hợp cho áp dụng cho các website hiện đại.
- Test Lab for Android: Tính năng tự động chạy thử cũng như tự bổ sung cho ứng dụng ở trên các thiết bị ảo hay thiết bị vật lý mà Google đang cung cấp.
- Performance Monitoring: Hỗ trợ việc chẩn đoán cho các vấn đề xảy ra với hiệu suất của ứng dụng.
Nhóm công cụ Firebase Grow & Engage Your Audience
- Google Analytics
- Predictions
- Firebase Dynamic Links
- Remote Config
- Invites
- App Indexing
- AdMob
- AdWords
Giá các dịch vụ của Firebase
Hiện tại, Đối với Firebase đang cung cấp 2 bản trong đó Spark đang là gói dịch vụ miễn phí có thể cung cấp cho người dùng 10GB lưu trữ, SSL cùng với đa số website và các tên miền tùy chỉnh,.. Còn gói Blaze yêu cầu bạn phải trả phí mới có thể sử dụng. Ngoài ra chúng còn có các tính năng của Spark và các chức năng nâng cấp khác. Và gói Blaze đang có giá bán dao động từ 0,026 USD/GB cho bộ nhớ lưu trữ và tương ứng cho từng GB dung lượng.
Những giải pháp thay thế Firebase
Ngoài Firebase người dùng có thể sử dụng những giải pháp khác có thể kể đến như:
- Back4App
- Backendless
- AWS Amplify
- Parse
- Kinvey
Lời kết
Thông qua bài viết Firebase là gì? Ưu nhược điểm và cách thức hoạt động của nền tảng Firebase, Mẫu website 24h hy vọng các độc giả sẽ có thêm thông tin cũng như tính ứng dụng của Firebase trong quy trình xây dựng cũng như phát triển ứng dụng. Chúc bạn may mắn!