DirectAdmin là gì? Những gì bạn cần ở ngay đây

cPanel đã quá quen thuộc với tất cả các nhà phát triển website bởi tính linh hoạt của nó. Nhưng bên cạnh cPanel thì chúng ta phải kể đến DirectAdmin, nó đang dần cải thiện tính năng để trở nên thích hợp với người dùng. Vậy DirectAdmin là gì? Hãy cùng Mẫu Website 24h tìm hiểu câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

DirectAdmin là gì?

DirectAdmin là một trong những bảng điều khiển “Control Panel” dành cho người quản trị Web Hosting đang dần được ưa chuộng và phổ biến hiện nay với giao diện đơn giản, trực quan, dễ sử dụng. DirectAdmin được thiết kế để dễ dàng thực hiện các công việc hàng ngày của các nhà phát triển web, đặc biệt là những người có ít hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trước đó.

Phần mềm DirectAdmin cung cấp cho người sử dụng nhiều tính năng như quản lý domain, subdomain, DNS, FTP và cơ sở dữ liệu MySQL. Khổng chỉ vậy, khi sử dụng DirectAdmin bạn cũng có thể tạo thêm được các email theo tên miền, bảo mật SSL, tạo SSH key,.. Với DirectAdmin, người sử dụng sẽ dễ dàng upload và quản lý các file và File Manager một cách dễ dàng và nhanh chóng.Directadmin

Cũng giống như cPanel, DirectAdmin có thể chạy rất tốt trong Linux và các bản phân phối chính của nó – CloudLinux, Ubuntu, Debian, Red Hat,… Hệ điều hành dựa trên Windows sẽ không được hỗ trợ.

DirectAdmin được thiết kế và vận hành bởi JBMC SoftWare, phần mềm được phát hành lần đầu tiên vào 1/3/2003. Đến nay, phiên bản mới nhất và ổn định nhất là bản 1.59.1 được phát hành ngày 25/9/2019. Để sử dụng được phần mềm này, bạn cần đăng ký bản quyền tại website chính thức của DirectAdmin: https://www.directadmin.com/

Yêu cầu hệ thống của DirectAdmin

DirectAdmin sẽ tương thích với một vài phiên bản của CloudLinux, Red Hat, Fedora Core, Red Hat Enterprise Linux, CentOS, FreeBSD, Ubuntu và Debian.

DirectAdmin có thể chạy trên bất kỳ hệ thống nào có ít nhất các thông số kỹ thuật sau:

  • Processor: 500 MHz
  • RAM: 1GB (2GB thì sẽ tốt hơn), với ít nhất 2GB swap
  • Ổ HDD: Có ít nhất 2GB trống (sau khi cài hệ điều hành Linux)

Ưu và nhược điểm của DirectAdminDirectadmin

Dù là cPanel hay DirectAdmin thì cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm dù ít hay nhiều. Dưới đây là một số ưu điểm và nhược điểm của DirectAdmin cụ thể như sau:

Ưu điểm DirectAdmin là gì?

DirectAdmin sẽ có một số ưu điểm đáng chú ý mà mình chắc rằng sẽ làm các khách hàng rất ưng ý. Mặc dù không phải là duy nhất nhưng đó là những lĩnh vực mà DirectAdmin vượt trội và cải thiện rất nhiều với mỗi phiên bản mới:

Phương thức sử dụng đơn giản, giao diện trực quan

Nếu bạn đang tìm kiếm sự đơn giản thì DirectAdmin chắc chắn là lựa chọn thích hợp. Thay vì quá nhiều phần và tuỳ chọn, tất cả các tính năng của bạn được xếp chồng lên nhau dưới ba nhánh chính, xếp theo thứ tự từ cao đến thấp là Administrator, Reseller và cuối cùng là User. Một tính năng cực kỳ hữu ích ở DirectAdmin chỉ cần một lần đăng nhập người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa 3 loại khoản một cách đơn giản.

Tốc độ xử lý cực nhanh, ít tiêu tốn ít tài nguyên

DirectAdmin được thiết kế tương đối nhẹ và nhanh. Việc tải các tài nguyên từ DirectAdmin cũng vô cùng thấp.

Gói đăng ký giá cả phải chăng

Với mức giá cả hợp lý thì đó chính là điều vẫn giữ cho DirectAdmin cạnh tranh và tồn tại trong một thị trường có nhiều sự chọn lựa. Giá của cPanel đã quá cao và Plesk không bị tụt lại xa. Nhưng so với DirectAdmin thù nó cung cấp một tài khoản dùng thử miễn phí, cũng như ba tùy chọn trả phí, bắt đầu chỉ từ 2$/tháng.Directadmin

Hỗ trợ

Ngoài sự hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ, thì bạn cũng có thể nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ các kỹ thuật viên của DirectAdmin. Người dùng trên gói Lite và Standard có thể được hưởng lợi thế từ hệ thống ticket bên trong bảng điều khiển. Bằng cách này, nếu có vấn đề với DirectAdmin và các hoạt động của nó, bạn có thể nhận sự trợ giúp trực tiếp.

Tính ổn định, phục hồi sự cố tự động

Có lẽ đây là điều tuyệt vời mà DirectAdmin mang lại trong dịch vụ của mình là tính ổn định. Nếu có bất kỳ sự cố nào xảy ra bất ngờ, thì trước tiên DA sẽ thử khởi động lại dịch vụ để xem liệu điều này có khắc phục được sự cố hay không. Nếu điều đó không hiệu quả, hệ thống sẽ gửi thông báo khẩn cấp đến quản trị viên web, giúp họ giải quyết vấn đề trong thời gian thích hợp nhất.

Tốc độ xử lý nhanh, ít tiêu tốn tài nguyên

DirectAdmin được thiết kế tương đối nhẹ và nhanh. Việc tải các tài nguyên từ DirectAdmin cũng vô cùng thấp.

Hỗ trợ nhiều phân cấp User

Hệ thống phân cấp người dùng (admin level, reseller level, user level) hỗ trợ tốt cho việc quản trị người dùng và đối tượng người dùng. Cho nên, DirectAdmin phù hợp với các đơn vị cung cấp hosting cho nhiều người dùng trực thuộc thông qua tài khoản reseller.

Manual Configuration

DirectAdmin cung cấp hầu hết tính năng thông qua giao diện website, những người dùng cũng có thể config thủ công bằng cách sử dụng command line. Trên thực tế, nhiều admin quản trị server thích sử dụng cách này hơn so với việc sử dụng giao diện web.

Nhược điểm DirectAdmin là gì?

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì vẫn còn đó những nhược điểm, cụ thể như sau:

Khả năng thêm các chức năng

Về mặt này thì DirectAdmin còn rất hạn chế, các tính năng của DirectAdmin vẫn còn khá hạn chế so với các phần mềm quản trị khác như cPanel. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thêm các chức năng nhưng sẽ mất thêm một khoản phí cho việc này.

Khả năng chỉnh sửa file

DirectAdmin không tương thích với dòng font unicode nên rất khó để sửa khi file sử dụng các ngôn ngữ không phải tiếng anh.

Cộng đồng người dùng ít

Bạn sẽ khó tìm được các câu trả lời hướng dẫn cho DirectAdmin khi gặp một vấn đề nâng cao, khó khăn nào đó vì không có quá nhiều cộng đồng sử dụng DirectAdmin.

Giao diện khá nâng cao với người dùng

Người dùng mới có thể gặp một vài khó khăn trong việc tìm kiếm tính năng sử dụng. DirectAdmin được phân chia thành nhiều cấp, và nó mất thời gian để xác định vị trí tính năng mình cần.

Cấu hình tối thiểu để dùng DirectAdmin là gì?

DirectAdmin có thể tương thích với nhiều thiết bị máy tính có cấu hình khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số yêu cầu tối thiểu để sử dụng phần mềm này, cụ thể sau đây:

  • Bộ xử lý: 500 MHz
  • Bộ nhớ: 1GB, với ít nhất 2GB bộ nhớ swap
  • Không gian ở cứng: tối thiểu 2GB không gian còn trốngDirectadmin

Tính năng của DirectAdmin

DirectAdmin có 3 tính năng chính giúp quản trị web hosting dễ dàng hơn:

Tính năng phục vụ quản lý của admin

  • Giúp cho việc tạo và thay đổi các tài khoản quản lý và đại lý trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn
  • Tạo ra các gói tài nguyên cho tài khoản đại lý và phân phối đến tài khoản user cuối
  • Xem, sắp xếp và thay đổi thông tin người dùng
  • Xây dựng, sửa hoặc xoá các bản ghi DNS trên hệ thống
  • Cài đặt địa chỉ IP trên máy chủ cho người dùng
  • Cho phép truy cập thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ
  • Hỗ trợ thống kê các thông số của hệ thống và các thông tin về tài nguyên đã sử dụng

Tính năng cho đại lý

  • Giúp cài đặt và quy định mục đích sử dụng IP trên máy chủ và quy định mục đích sử dụng IP cho người dùng
  • Cho phép đại lý thống kế, sắp xếp các thông tin về tài nguyên sử dụng của khách hàng
  • Hỗ trợ tạo, thay đổi và xoá tài khoản dễ dàng hơn
  • Tự tạo các gói tài nguyên riêng cho khách hàng
  • Cho phép thêm và thay đổi giao diện hệ thống
  • Cho phép truy cập thông tin về trạng thái hoạt động của các dịch vụ trên máy chủ
  • Tạo ra thông tin máy chủ áo với khách hàngDirectadmin

Tính năng cho người dùng

  • Tạo email, tự động trả lời hay từ chối email, lọc, bản ghi MX, webmail, xác thực SMTP
  • Tạo, thay đổi và xoá tài khoản FTP, tên miền phụ, quy định đăng nhập nặc danh, tạo FTP cho tài khoản với tên miền phụ
  • Thay đổi DNS, bản ghi A, bản ghi CNAME, bản ghi NS, bản ghi MX và bản ghi PTR.
  • Thống kê và kiểm tra tài nguyên đã sử dụng, thông tin về tài khoản, các lượt truy cập…
  • Tối ưu hóa việc sử dụng các website tạo bởi MS FrontPage.
  • Quản lý, sao chép, di chuyển, đổi tên, xóa và thay đổi quyền truy cập, sửa và tạo file.
  • Tạo và xóa CSDL, tạo tài khoản có quyền truy cập, thay đổi mật khẩu truy cập, sử dụng phpMyAdmin.
  • Tạo bản sao và khôi phục website từ các bản sao.
  • Cho phép người dùng tạo tài khoản và mật khẩu để hạn chế quyền truy cập vào một số thư mục nhất định.
  • Cài đặt xác thực SSL, xem các thông tin về máy chủ, cài đặt các tác vụ định kỳ, liên kết các domain song song…

Hướng dẫn sử dụng DirectAdmin cơ bản

Cách đăng nhập DirectAdmin?

Để đăng nhập vào DirectAdmin, trước tiên bạn phải đăng ký tài khoản hosting. Sau khi đã đăng ký xong, sẽ có 1 mail được gửi đến cho bạn, trong đó có link truy cập, tên đăng nhập và mật khẩu đăng nhập DirectAdmin. Việc của bạn là làm theo hướng dẫn như trong mail là được. Trường hợp bạn đã có tài khoản hosting thì chỉ cần truy cập vào (http://tenmiencuaban.com:2222) và nhập thông tin đăng nhập.

Cấp độ user trong DirectAdmin là gì?

Như mình đã đề cập là có 3 cấp độ User như sau:

  • Nhóm Admin: Đây là cấp độ user cao nhất của DirectAdmin. Nhóm này có các quyền chỉnh sửa cũng như thay đổi cấu hình của toàn bộ hệ thống, xem lịch sử thông tin, tạo ra 2 nhóm còn lại,…
  • Nhóm Reseller: Nhóm này có cấp bậc sau nhóm Admin. Với cấp bậc Reseller, nhóm này chỉ có thể quản trị và thay đổi cấu hình của nhóm user do chính Reseller đó tạo ra mà thôi.
  • Nhóm User: Đây là cấp độ có quyền hạn thấp nhất. Mỗi user sẽ do admin hoặc reseller tạo ra. Và mỗi user chỉ có quyền thay đổi thông tin đối với tài khoản của mình.Directadmin

Những chức năng của DirectAdmin là gì?

DirectAdmin có những chức năng quan trọng như sau:

  • Ticket Support System: tính năng này giúp cho việc quản lý, hỗ trợ user và khách hàng trở nên đơn giản hơn.
  • Two-Factor Authentication: với chức năng này, tài khoản đăng nhập DirectAdmin có thể sử dụng trên điện thoại.
  • Completely Customizable: thay đổi giao diện hệ thống.
  • Automatic Recovery From Crashes: với chức năng này, khi xảy ra lỗi, phần mềm sẽ tự khởi động lại hệ thống.Directadmin

Cách quản lý Database trong DirectAdmin?

Để tạo Database trong DirectAdmin, người dùng cần nhấp chọn vào task Database và điền đầy đủ các thông tin sau:

  • Database Name: chính là username đăng nhập host, dài không quá 16 ký tự.
  • Username: không quá 16 ký tự. Thông thường Username sẽ giống với Database Name để việc quản trị trở nên dễ dàng hơn.
  • Mật khẩu.

Sau khi đã điền hoàn tất đầy đủ thông tin, người dùng gõ xác nhận và click vào “random”, cuối cùng nhấn “create” và lưu lại thông tin. Như vậy là bạn đã hoàn tất các bước tạo Database.

Hướng dẫn cài đặt WordPress với DirectAdminDirectadmin

Việc cài đặt WordPress với DirectAdmin vô cùng đơn giản chỉ với 6 bước sau đây:

  • Bước 1: Tạo MySQL cho WordPress
  • Bước 2: Upload source code lên hosting bằng cách dùng công cụ FTP như filezilla, winscp haowcj upload trực tiếp trên DirectAdmin
  • Bước 3: Hãy giải nén source code
  • Bước 4: Kết nối source code với MySQL
  • Bước 5: Trỏ domain về hosting
  • Bước 6: Vào trình duyệt và nhập thông tin đăng nhập

So sánh cPanel và DirectAdmin

Điểm nổi bật của DirectAdmin so với cPanel chính là về chi phí, DirectAdmin sẽ thấp hơn rất nhiều so với cPanel.

  • Cấu hình sử dụng của DirectAdmin nhẹ hơn nhiều so với cPanel, bạn chỉ cần dung lượng RAM 128Mb là đủ. Trong khi đó với cPanel, để chạy trên nền máy chủ ảo VPS, máy tính cần phải có cấu hình ít nhất là 512Mb.
  • Khi tiếp cận với máy chủ, DirectAdmin được cấp quyền quản trị root và end-user, nên độ tin cậy của nó được đảm bảo hơn so với cPanel.
  • DirectAdmin có khả năng tự động khôi phục dữ liệu khi xảy ra lỗi. Nên tốc độ xử lý và tính ổn định của phần mềm này được đánh giá tương đối cao.
  • Và ưu điểm lớn nhất của DirectAdmin là giá bản quyền rẻ nhất so với các hệ thống quản trị khác, trong đó có cPanel.

Directadmin

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, Mẫu Website 24h mong muốn các bạn có cái nhìn tổng thể nhất về DirectAdmin và hiểu được DirectAdmin là gì? Các ưu điểm và nhược điểm của DirectAdmin. Qua đó giúp các bạn có thể so sánh được giữa cPanel và DirectAdmin để có thể lựa chọn cho mình một cách phù hợp nhất. Chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *