DDoS là gì? Cách nhận biết khi bị các loại DDoS tấn công

Nếu bạn là một người dùng công nghệ sành sỏi thì chắc rằng đã ít nhất một lần bạn đã nghe đến các cuộc tấn công DoS và DDoS. Nhưng đối với những người mới thì sẽ khá mất thời gian để có thể hiểu và tìm được cách khắc phục khi gặp lỗi này. Hiểu được điều đó, Mẫu website 24h sẽ có câu trả lời cho DDoS là gì? Cách nhận biết khi bị các loại DDoS tấn công ngay bài viết sau!

DDoS

DDoS là gì?

Thuật ngữ DDoS hay còn được biết là Distributed Denial of Service, nó có nghĩa là tấn công từ chối dịch vụ phân tán, máy tính của bạn đang bị tấn công với lưu lượng truy cập từ nhiều các hệ thống riêng biệt và ở nhiều nơi khác nhau. 

Cốt lõi của lỗi DDoS là máy tính hoặc server 100% sẽ bị đánh sập hoặc không hoạt động, gián đoạn dịch vụ. Những hacker sau khi tấn công sẽ có được quyền điều khiển máy tính từ đó lợi dụng để gửi các dữ liệu độc hại, các yêu cầu đến những thiết thiết bị khác thông qua website hoặc địa chỉ email.

Bao gồm những loại tấn công DDoS nào?

 DDoS

Sau khi bạn đã hiểu được tấn công từ chối dịch vụ DDoS là gì thì việc nắm rõ chúng bao gồm những loại nào thì cũng là điều rất quan trọng mà bạn cần lưu ý. Tuy rằng DDoS có những chế độ tấn công đơn giản hơn các hình thức tấn công mạng khác, nhưng không vì thế mà người dùng có thể lơ là khi đối diện với các cuộc tấn công này, bởi lẽ những cuộc tấn công từ các hacker sẽ ngày càng nâng cấp tính vi và mạnh hơn. Hiện nay, DDoS có 3 loại tấn công chính có thể kể đến như:

+ Volume-based attacks: Loại tấn công mà nó dựa vào lưu lượng truy cập nhiều cùng lúc để làm tràn băng thông mạng.

+ Protocol attacks: Đây là loại tấn công với mục đích nhằm vào việc khai thác nguồn tài nguyên máy chủ.

+ Application attacks: Với loại tấn công này, mục đích cuối cùng là việc nhắm vào các ứng dụng web và nó được coi là một loại tấn công mạnh và ảnh hưởng nhất.

Các hình thức tấn công từ chối dịch vụ DDoS phổ biến hiện nay

DDoS

Vậy những hình thức tấn công từ chối dịch vụ DDoS đang gặp và thông dụng nhất hiện nay có thể kể đến như:

SYN Flood

Có thể hiểu SYN Flood chính là một hình thức tấn công DDoS dễ bắt gặp, mục đích của cuộc tấn công nhằm khai thác một điểm yếu được tìm thấy trong trình kết nối TCP ( Quá trình bắt tay ba bước). Khác với các kiểu tấn công DDoS còn lại, SYN Flood không hẳn phải sử dụng hết tất cả bộ nhớ của máy chủ mà chúng có ý định sẽ làm cạn kiệt nguồn dự trữ của các kết nối mở được kết nối với một cổng với các địa chỉ IP đơn lẻ, giả mạo.

Một cuộc tấn công SYN Flood, hay còn được ví như một cuộc tấn công “nửa mở”, vì loại tấn công này có có hành động là gửi một loạt các thông điệp SYN ngắn vào toàn bộ cổng, để lại các kết nối nguy hại và duy trì chúng, điều này sẽ gây nên các sự cố máy chủ hoàn toàn. 

Khi gặp lỗi SYN Flood cũng đồng nghĩa với việc lớp TCP bị bão hòa, những hacker sẽ đồng loạt gửi nhiều yêu cầu SYN nhưng không đáp ứng lại các yêu cầu SYN-ACK của máy chủ hoặc sẽ gửi yêu cầu SYN từ địa chỉ IP giả mạo ngăn cản việc hoàn thành quá trình kết nối TCP giữa máy của người dùng và máy chủ trên toàn bộ cổng. 

Số lượng lớn các kết nối TCP đang mở gây ra tình trạng hao hụt tài nguyên của máy chủ chỉ để ngăn chặn về cơ bản các lưu lượng truy cập hợp pháp, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến máy chủ vì không thể mở các kết nối hợp pháp mới và máy chủ hoạt động khó khăn hoặc không thể hoạt động một cách bình thường đối với những user được ủy quyền đã được kết nối.

Điều này khiến hệ thống máy chủ tiếp tục chờ đợi xác nhận cho từng yêu cầu, ràng buộc các nguồn tài nguyên đến khi hết tất cả các kết nối, và cuối cùng dẫn đến cuộc tấn công DDoS.

UDP Flood

UDP Flood hay còn được hiểu là cuộc tấn công DDoS mà nó gây ra hiện tượng Flooding với mục đích của cuộc tấn công này là nhắm vào các gói Giao thức dữ liệu người dùng (UDP). Ý định của cuộc tấn công là làm tràn bất kỳ cổng nào trên một máy chủ từ xa. 

Điều này sẽ làm cho máy chủ liên tục kiểm tra ứng dụng đang chịu trách nhiệm kết nối tại cổng đó, trong trường hợp không tìm thấy ứng dụng, máy chủ sẽ trả lời bằng gói ICMP Destination Unreachable. Quá trình kiểm tra và trả lời này khiến máy chủ phải tiêu hao tài nguyên, cuối cùng có thể dẫn đến tình trạng không truy cập vào được.

HTTP Flood

Tấn công HTTP Flood là quá trình mà hacker sẽ khai thác các yêu cầu HTTP GET hoặc POST một cách hợp pháp từ đó làm bước đệm cho cuộc tấn công máy chủ web hoặc ứng dụng. Khác với những cuộc tấn công DDoS thông thường, HTTP Flood không dùng các gói tin, kỹ thuật không đáng tin hay sử dụng các phản hồi không đúng định dạng. HTTP Flood sẽ yêu cầu ít băng thông hơn các cuộc tấn công khác, nhưng khi cuộc tấn công diễn ra thành công thì nó buộc máy chủ hoặc ứng dụng phân bổ tài nguyên tối đa nhằm đáp ứng toàn bộ yêu cầu đơn lẻ được gửi đến.

Ping of Death

Sau khi đã triển khai tấn công Ping of Death (“POD”), hacker sẽ gửi nhiều lệnh ping không đúng định dạng hoặc có kích thước lớn hơn mức cho phép đến máy tính từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng và gây ra sự mất ổn định, máy tính hoặc dịch vụ đang bị tấn công sẽ có tình trạng bị đóng băng, ngưng hoạt động.

Độ dài gói nhiều nhất của gói IP (bao gồm cả tiêu đề) là 65.535 byte. Khi Ping of Death được triển khai, một gói IP lớn sẽ được chia thành nhiều gói IP và các máy chủ của người dùng sẽ tập hợp lại các mảnh IP đó thành gói hoàn chỉnh. 

Sau khi đã hoàn tất việc ghép thành IP hoàn chỉnh, người nhận sẽ được một gói IP lớn hơn 65.535 byte. Tức là gói IP này lớn hơn mức cho phép gây ra tình trạng tràn bộ đệm bộ nhớ được cấp phát cho gói, xuất hiện tấn công từ chối dịch vụ cho các gói hợp pháp.

Smurf Attack

Có thể nói, Smurf Attack cũng có tính chất là một cuộc tấn công DDoS, nó có tên gọi như vậy bởi khá giống với Ping Flood khi máy người dùng đã tràn ngập các yêu cầu ICMP echo nhưng không giống nhau ở chỗ, Smurf Attack được phần mềm nguy hại đầu tiên cho phép các cuộc tấn công này diễn ra. Còn Ping Flood, không cần sử dụng phần mềm nguy hại để thực hiện cuộc tấn công.

Smurf Attack kiểm tra và tận dụng các lỗi khi tìm được từ đó tìm cách đánh sập tất cả mạng ngoại tuyến với ý định làm cho máy tính ngưng hoạt động. Các lỗi cụ thể được đề cập được tồn tại trong IP và ICMP. Những phần mềm nguy hại của Smurf sẽ tạo thành một gói ICMP. Gói tin được đi kèm với một địa chỉ IP giả, hay còn được xem cộng đồng An toàn Thông tin (InfoSec) gọi là “spoofing”.

Những gói giả mạo sẽ tấn công địa chỉ IP tĩnh của máy/ mạng của nạn nhân. Hacker sẽ bắt đầu gửi các gói ICMP giả mạo chứa toàn bộ các phần mềm nguy hại đến mạng phát sóng IP. ICMP giả mạo sẽ bao gồm một yêu cầu ping, một yêu cầu yêu cầu phản hồi từ các nút mạng, sau đó sẽ thực hiện việc gửi yêu cầu đến tất cả các máy chủ mạng.

Chính việc này đã làm cho cuộc tấn công của Smurf phát triển thông qua số lượng máy chủ trên mạng, càng nhiều máy chủ đồng nghĩa với việc có nhiều phản hồi làm tràn địa chỉ IP mục tiêu. Địa chỉ IP mục tiêu sẽ liên tục nhận được các yêu cầu vì sử dụng các gói ICMP giả. Cuối cùng, các yêu cầu làm tràn và gây ra tình trạng quá tải các thiết bị mục tiêu và nghiêm trọng hơn là khiến cho nó không thể hoạt động vì không có lưu lượng truy cập nào có thể vượt qua ngoài lưu lượng tấn công Smurf.

Cách nhận biết bị tấn công DDoS là gì?

DDoS

Chúng ta có thể nhận biết tình trạng của máy khi gặp những yếu tố sau:

+ Trong trường hợp bạn đang sử dụng, mạng của bạn hay mạng của hệ thống đột nhiên bị chậm không có nguyên do khi truy cập vào trang web hay mở các tệp dù mạng Internet vẫn đang sử dụng bình thường.

+ Không thể truy cập vào một trang của trang web.

+ Không thể truy cập vào nhiều trang web.

+ Bạn nhận được nhiều thư rác trong tài khoản một cách không bình thường.

Thực tế khi bạn nắm rõ được nguyên nhân lý do, cách thức để nhận biết khi bị tấn công DDoS là điều quan trọng để từ đó có thể đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời.

Cách phòng chống cuộc tấn công DDoS

DDoS

Chúng ta có thể phòng chống các cuộc tấn công DDoS bằng các phương pháp như:

Sử dụng dịch vụ hosting chuyên nghiệp nhất

Theo dõi lưu lượng truy cập

Định tuyến hố đen

Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF)

Chuẩn bị băng thông dự phòng

Giới hạn tỷ lệ

Anycast Network Diffusion

Cách giải quyết khi bị tấn công DDoS

Để giải quyết các cuộc tấn công DDoS bạn cần:

  • Nhanh chóng liên lạc với nhà cung cấp Internet (ISP)
  • Liên hệ ngay đến với nhà cung cấp host để yêu cầu hỗ trợ
  • Liên lạc với các chuyên gia để nhận được các lời khuyên

Lời kết

Thông qua bài chia sẻ trên về DDoS là gì? Cách nhận biết khi bị các loại DDoS tấn công thì Mẫu website 24h hy vọng rằng các độc giả sẽ hiểu về bản chất của các cuộc tấn công và có những giải pháp tốt hơn để khắc phục các cuộc tấn công này. Chúc bạn may mắn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *