Cloud Hosting là gì? Những thông tin cần phải nắm khi mua Cloud Hosting

Cloud Hosting là dịch vụ lưu trữ website sử dụng công nghệ điện toán đám mây đang dần trở nên phổ biến và quen thuộc và được ứng dụng nhiều vào các sản phẩm khác nhau, trong đó có cả Cloud Hosting. Nếu các bạn còn lan man chưa biết Cloud Hosting là gì? Thì hãy để Mẫu Website 24h giải đáp cho bạn những thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

Cloud Hosting là gì?

Cloud Hosting là dịch vụ lưu trữ website cũng giống như Shared Host, VPS Host,.. trên máy chủ Linux hoặc máy chủ Windows dùng công nghệ điện toán đám mây. Dịch vụ Cloud Hosting luôn có tinh bảo mật cao, thời gian uptime tốt, sử dụng tài nguyên riêng biệt, bạn có thể mở rộng quy mô dễ dàng và có luôn cả địa chỉ IP riêng.

Hiện nay, Cloud Hosting đang được dùng ngày càng phổ biến, rộng rãi và là hệ thống lưu trữ bảo mật chắc chắn, tuyệt đối. Nó sử dụng DirectAdmin để quản lý và có đầy đủ các tính năng như hosting thường, nhưng sẽ chạy trên máy chủ ảo Cloud.

Cloud Hosting
Cloud Hosting giúp người dùng dễ dàng lưu trữ dữ liệu

Cloud Hosting dường như không có downtime, files và tài nguyên được phân phối trên các server. Khi một trong các server Cloud bị quá tải hoặc gặp những vấn đề nào, traffic của bạn sẽ tự động được chuyển đến và xử lý tại server khác của cluster server đó.

Các thông số cần nắm về Cloud Hosting

Những thông số sau đây là những gì mà bạn cần phải nắm khi muốn quyết định mua Cloud Hosting, cùng xem có những thông số gì nhé:Cloud Hosting

Disk Space

Disk Space được gọi là dung lượng lưu trữ, đây là thuật ngữ căn bản mà bạn cần phải biết đầu tiên vì nó là sức chứa dung lượng của hosting. Cũng sẽ tùy thuộc vào từng gói hosting để có thể chọn dung lượng phù hợp. Dung lượng cao giúp bạn có thể tải và đăng dữ liệu nhanh giới hạn cho phép của dịch vụ.

Bandwidth

Bandwidth hay còn được gọi với cái tên thân thuộc Băng Thông là tổng lưu lượng download và upload file của hosting trong mỗi tháng. Vì băng thông sẽ được giới hạn trong mỗi tháng nên bạn cần phải xem xét  và tính toán thế nào cho phù hợp để tránh xảy ra tình trạng lỗi 502 vì quá tải.

Parked Domain

Parked domain là loại tên miền chạy song song với tên miền chính. Dùng chung một tài nguyên và dữ liệu trong cùng một website và tên miền nào cũng sẽ trỏ về một địa chỉ IP máy chủ.

Addon Domain

Addon Domain hay còn được gọi là tên miền bổ sung, nó được chia nhỏ ra thành nhiều hosting để có thể đáp ứng được addon domain. Chúng như một tên miền chính và cho phép sử dụng nhiều gói hosting trên cùng một bảng điều khiển.

Sub Domain

Sub Domain là tên miền con hay tên miền phụ, nó là phần mở rộng và là phần bổ sung xuất hiện trước của tên miền chính. Số lượng tên miền không giới hạn và bạn có thể tùy chọn thoải mái.

Email

Khi mua gói dịch vụ Cloud Hosting thì bạn sẽ được cung cấp tên miền email khả dụng. Số lượng sẽ tùy thuộc vào gói dịch vụ mà bạn đăng ký sử dụng.

Cloud Hosting gồm những loại nào?

Cloud Hosting mang lại cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời giúp quá trình truyền tải và lưu trữ dữ liệu diễn ra nhanh chóng. Hiện nay, có 4 mô hình cloud hosting khá phổ biến, được rất nhiều người biết đến và có thêm những mô hình Cloud Hosting khác cũng khá quan trọng. Cũng xem có những loại Cloud Hosting nào sau đây:Cloud Hosting

Public Cloud

Public Cloud được hiểu là các dịch vụ được phân phối trên một mạng có sẵn do bên thứ 3 cung cấp bên ngoài tường lửa của doanh nghiệp để sử dụng công cộng. Đây được xem là loại hình dịch vụ phổ biến nhất hiện nay trong hầu hết các gói Cloud Hosting.

Thông thường, Cloud Hosting không giới hạn số lượng máy chủ truy cập vào hệ thống server, chúng tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Public Cloud lại phụ thuộc khá nhiều vào sự quản lý của bên thứ 3 cung cấp dịch vụ, gây nhiều cản trở trong việc lưu trữ dữ liệu nội bộ và bảo mật thông tin.

Private Cloud

Private Cloud là cơ sở hạ tầng Cloud chỉ dành riêng cho một tổ chức cá nhân và không được chia sẻ bởi bất kỳ tổ chức nào khác. Một dự án Private Cloud cần được cải tiến để ảo hoá môi trường kinh doanh. Chúng sẽ tối ưu hoạt động kinh doanh, đồng thời mỗi bước trong dự án đều được nâng cao các vấn đề bảo mật để ngăn chặn các lỗ hổng nghiêm trọng.

Các trung tâm dữ liệu tự vận hành thường tốn khá nhiều vốn. Họ cần một “footprint” vật lý lớn, một tỷ lệ diện tích chuẩn, phần cứng đắt tiền và các biện pháp kiểm soát môi trường khắt khe. Việc này có thể tiêu tốn rất nhiều chi phí.

Hybrid Cloud

Hybrid Cloud còn được xem là sự kết hợp của 2 hay nhiều loại cloud (Private, Community hoặc Public) phục vụ các thực thể riêng biệt nhưng hầu như được định tuyến với nhau, mang lại nhiều lợi thế của một số mô hình triển khai. Hybrid Cloud có thể cấp cho khách hàng Cloud Hosting quyền gắn các dịch vụ định vị, duy trì và chuyên dụng với tài nguyên Cloud.

Việc sử dụng Hybrid Cloud dựa trên nhiều yếu tố như nhu cầu về bảo vệ dữ liệu, mức độ quản lý cần thiết đối với dữ liệu và cả ứng dụng mà doanh nghiệp sử dụng. Cloud Bursting là một mô hình triển khai ứng dụng trong đó ứng dụng thực thi bằng cách sử dụng trung tâm dữ liệu hoặc Private Cloud và “Burst” lên một Public Cloud khi yêu cầu về khả năng computing đạt mức tối đa.

Community Cloud

Community Cloud dùng để chia sẻ Framework giữa nhiều doanh nghiệp từ một cộng đồng cụ thể  với những cân nhắc chung (bảo mật, tuân thủ, quyền riêng tư,…) do bên thứ ba quản lý.

Ngoài những loại Cloud Hosting phổ biến vừa kể trên, dưới đây là những loại Cloud Hosting ít được nhắc đến nhưng cũng khá quan trong.

Distributed Cloud

Một nền tảng Cloud Computing được kết hợp từ một nhóm máy từ nhiều vị trí khác nhau, tạo ra hai loại Distributed Cloud. Loại thứ nhất là Public-Resource Computing và loại còn lại là Colunteer Cloud

Big Data Cloud

Giải quyết tối đa các vấn đề về bảo mật khi chuyển một số lượng lớn dữ liệu lên Cloud. Big Data Cloud là một giải pháp linh hoạt cho các trường hợp sử dụng khác nhau bao gồm phân tích kinh doanh và phân tích không gian địa lý.

Multi-Cloud

Là việc sử dụng một số dịch vụ Cloud Computing trong một Framework không đồng nhất để giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp đơn lẻ, tăng cường tính linh hoạt thông qua lựa chọn tập trung, giảm thiểu rủi ro,…

HPC cloud

HPC Cloud hướng tới việc sử dụng các dịch vụ và Framework Cloud Computing để triển khai các ứng dụng điện toán hiệu suất cao (High Performance Computing), sử dụng lượng bộ nhớ và sức mạnh tính toán đáng kể.

Ưu điểm của Cloud Hosting

Cloud Hosting được sử dụng thịnh hành và phổ biến bởi khả năng mà nó mang lại không gian lưu trữ dữ liệu tuyệt vời và tiết kiệm chi phí hiệu quả. Những ưu điểm đặc biệt hữu ích Cloud Hosting mang lại phải để tới bao gồm:

Thời gian hoạt động tốt, tính khả dụng cao

Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ Cloud Hosting hứa hẹn tỉ lệ thời gian hoạt động lên đến 99.9%. Tỉ lệ thời gian hoạt động này không phải là không thể khi mà Cloud Hosting được thiết kế để “tự phục hồi”. Dịch vụ Cloud Hosting sử dụng nhiều máy chủ được kết nối với nhau tự động, bù đắp cho máy chủ khi có sự cố xảy ra.Cloud Hosting

Hiệu suất tốt hơn

Dịch vụ Cloud Hosting có thể mang lại hiệu suất tốt hơn vì chúng có liên quan đến việc sử dụng nhiều máy chủ hoạt động như một server để cung cấp các tài nguyên cần thiết cho một trang web. Có liên quan đến việc tổng hợp tài nguyên để đảm bảo rằng nhiều tài nguyên hơn được hướng đến nơi có nhiều nhu cầu hơn cho chúng.

Tính bảo mật

Khi sử dụng dịch vụ Cloud Hosting thì bạn có thể yên tâm về tính bảo mật vì dịch vụ này đã được tối ưu hoá quá trình an ninh cho toàn bộ hệ thống dữ liệu nội bộ của bạn.

Khả năng mở rộng và tính linh hoạt

Lý do chính mà mọi người sử dụng Cloud Hosting là để nâng cấp tính linh hoạt của công nghệ. Đó cũng chính là lý do vì sao các nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu ưu tiên sắp xếp quy trình mở rộng máy chủ đám mây của họ càng nhiều càng tốt, để cho phép khách hàng đáp ứng các nhu cầu khác nhau khi đang di chuyển.Cloud Hosting

Triển khai nhanh chóng

Với Cloud Hosting nó sẽ giúp bạn có thể nhanh chóng di chuyển các trang web, có những công ty điện toán đám mây cho phép triển khai nhanh chóng với thiết lập “một cú nhấp chuột” của họ để cài đặt phần mềm.

Sao lưu và khôi phục sau rủi ro

Ở dịch vụ Cloud Hosting, việc khôi phục sau rủi ro sẽ không quá khó vì các bản sao lưu dữ liệu được tạo tự động. Việc lưu trữ dữ liệu dự phòng đảm bảo rằng khả năng mất dữ liệu của bạn là rất khó.

Nhược điểm của Cloud Hosting

Ngoài những ưu điểm tuyệt vời của Cloud Hosting thì đâu đó cũng có một vài nhược điểm nhất định, cùng xem đó là gì:

Chi phí

Cloud Hosting sẽ đắt hơn so với hầu hết các giải pháp lưu trữ website của bên thứ ba khác. Chúng rẻ hơn so với việc mua và duy trì thiết bị máy chủ của riêng bạn nhưng đó là một câu chuyện khác khi so sánh với các loại lưu trữ khác như Shared Hosting, Dedicated Hosting và VPS.

Dịch vụ Cloud Hosting sẽ rẻ hơn khi bạn thực hiện giám sát và quản lý tài nguyên, cơ sở hạ tầng một cách tỉ mỉ và khi thực hiện các so sánh thích hợp để tìm ra dịch vụ có gói tiết kiệm chi phí nhất.

Khi nào nên sử dụng Cloud Hosting

Cloud Hosting là một giải pháp lưu trữ có tính linh hoạt. Nó phù hợp với các công ty, cá nhân yêu cầu hiệu suất cao, băng thông và thời gian hoạt động 24/7. Ở mức độ thấp hơn, Cloud Hosting rất phù hợp với các tổ chức cần mở rộng máy chủ của họ khi thấy cần thiết mà không gặp bất kỳ sự chậm trễ nào. Khi làm việc với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín, thì họ có thể cung cấp cho bạn sự bảo một vô cùng chặt chẽ.

Ngoài ra, Cloud Hosting còn phù hợp với những Blogger sử hữu website có lượng truy cập lớn.Cloud Hosting

Lời kết

Qua bài viết trên Mẫu Website 24h hy vọng những thắc mà các bạn đang gặp phải về Cloud Hosting đã được giải đáp. Và quan trọng hơn là những ưu điểm, nhược điểm của Cloud Hosting mà mình mang đến sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin cho sự quyết định của mình. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết, chúc các bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *