Trong quá trình tìm hiểu website thì chắc hẳn đã không ít lần bạn bắt gặp thuật ngữ CDN, hay trong trường hợp bạn cần một người có kinh nghiệm tư vấn giải pháp tối ưu băng thông máy chủ và tăng tốc độ trang web thì đều sẽ nghe tư vấn về ý tưởng sử dụng CDN. Vậy CDN là gì? Tổng quan về Content Delivery Network mà Mẫu website 24h sẽ chia sẻ với bạn ngay trong bài viết sau!
CDN là gì?
Thuật ngữ CDN (Content Delivery Network) chính là mạng lưới máy chủ lưu trữ bản sao của các nội dung tĩnh bên trong trang web và phân phối đến toàn bộ máy chủ PoP. Mạng lưới máy chủ CDN có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Từ PoP (Points of Presence), data sẽ liên tục được gửi đến người dùng cuối. Dựa trên CDN, bản sao nội dung trên máy chủ được đặt gần nhất sẽ chịu trách nhiệm trả thông tin về cho người dùng khi họ truy cập trang web.
So sánh website sử dụng CDN và không sử dụng CDN
Trang web không sử dụng mô hình CDN, các data sẽ được lưu trữ ở một máy chủ trung tâm và được phân phối từ đó. Vậy nên, thời gian tải trang phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng xử lý của máy chủ này. Nhưng với trang web có sử dụng CDN, data sẽ được gửi về cho người dùng ở máy chủ được đặt địa điểm gần nhất trong mạng lưới. Điều này khắc phục hoàn toàn tình trạng tắc nghẽn do lưu lượng truy cập quá lớn.
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng CDN
Ưu điểm CDN là gì?
- Ưu điểm lớn nhất khi sử dụng CDN bởi khả năng có thể nâng cao trải nghiệm người dùng, cực kỳ phù hợp cho SEO. Với quá trình giao dịch dữ liệu dựa trênhệ thống máy chủ, CDN đưa ra những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi truy cập trang web. Khắc phục hoàn toàn tình trạng “thắt cổ chai” giữa client và server, CDN còn hỗ trợ giảm băng thông, đẩy nhanh tốc độ truy cập và truyền tải dữ liệu.
- Tiết kiệm: CDN giúp tối ưu băng thông và dung lượng lưu trữ cho máy chủ gốc, cùng với đó cũng tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua thêm băng thông ở host. Lợi ích khi sử dụng mạng lưới máy chủ phân tán, CDN có khả năng mở rộng phạm vi tiếp cận toàn thế giới và tăng độ tin cậy lẫn thời gian phản hồi của trang web.
- Bảo mật: CDN hoàn toàn có khả năng bảo vệ trang web của bạn trước các cuộc tấn công. Vì CDN được cấu trúc bởi các thành phần mạnh mẽ và được bảo vệ bởi Firewall. Gần như toàn bộ CDN được thiết kế dựa trên kiến trúc phân tán. Vậy nên, nó có có thể làm hạn chế và ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Thông qua tính năng ẩn IP thật, CDN sẽ bảo mật mạnh mẽ địa chỉ IP khiến những hacker không thể tìm được IP của bạn.
Nhược điểm CDN là gì?
Tuy vậy, CDN vẫn có các hạn chế nhất định như tốc độ tải trang là “con dao hai lưỡi”. Nếu CDN không có PoP đặt gần địa điểm của người dùng thì tốc độ truy cập trang web của bạn tại đó sẽ chậm hơn so với thông thường.
Một số hình thức CDN phổ biến?
- Pull HTTP/Static: Sau khi chọn được tên miền của trang web cần sử dụng CDN hoặc IP máy chủ. Các PoP CDN sẽ tự động vào trang web và lưu lại bản sao nội dung tĩnh bên trong. Kế tiếp, bạn có thể truy cập các tập tin trên trang web thông qua URL được CDN được cung cấp hoặc dùng tên miền riêng cho CDN.
- POST/PUSH/PUT/Storage CDN: Bạn sẽ download trực tiếp các nội dung cần phân phối qua CDN lên máy chủ dựa trên các giao thức phổ biến như FTP hoặc HTTP. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu tốt nhất không gian lưu trữ của máy chủ.
- Streaming CDN: Phương pháp này sẽ hỗ trợ CDN phân phối nội dung phát live online video (streaming). Từ máy chủ cho người sử dụng để tối ưu băng thông từ máy chủ streaming gốc.
Khi nào cần dùng CDN?
- Máy chủ của trang web xây dựng ở quá xa người dùng.
- Lượt truy cập khổng lồ, tốn nhiều băng thông.
- Có nhiều lượt truy cập từ nhiều nước trên thế giới.
- Dùng kỹ thuật Load Balancing FailOver.
Lưu ý gì khi chọn dịch vụ CDN?
Những lưu ý khi bạn muốn chọn bất kỳ một nhà cung cấp dịch vụ CDN nào là hệ thống PoP của họ. Bạn nên chọn một CDN có hỗ trợ PoP ở quốc gia mà bạn có nhiều người dùng nhất. Cụ thể như nếu bạn chọn CDN cho trang web ở Việt Nam thì điều bạn cần làm là ưu tiên các dịch vụ CDN có PoP tại Việt Nam có thể kể như CDNSun, CDN.Net,…Mỗi nhà cung cấp đều có mục Network để bạn kiểm tra hệ thống PoP của họ nên để ý và xem cho kỹ trước khi sử dụng.
Kế bên đó, giá cả và hình thức thanh toán cũng là phần quan trọng. Các gói dịch vụ CDN hiện nay sẽ có hai kiểu thanh toán là một là dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu (Pay-as-You-Go) hay cách thứ hai là gia hạn cố định mỗi tháng để dùng theo gói. Nếu trang bạn sử dụng ít băng thông thì nên sử dụng hình thức thanh toán là pay-as-you-go sẽ tối ưu hơn vì mua theo gói có thể bạn không dùng hết.
Quan trọng cuối cùng là tốc độ, cái này bạn có thể kiểm tra thông qua việc sử dụng thử dịch vụ và tiến hành ping tới vị trí CDN bằng dịch vụ CA App Synthetic Monitor để xem tốc độ có ổn định không.
Một số tài nguyên CDN miễn phí
CloudFlare
Tài nguyên CloudFlare chính là dịch vụ proxy trợ giúp CDN miễn phí và được rất nhiều người biết đến. Nếu như trang web của bạn có vị trí host tại Mỹ hoặc Châu Âu thì dịch vụ này sẽ hỗ trợ bạn tăng tốc độ trang web lên rất nhiều dành cho các lượt truy cập tại máy chủ Việt Nam.
Khác với dịch vụ CDN đơn thuần, CloudFlare nói đến ở trên thì bạn không thể sử dụng tên miền riêng cho CDN và không thể upload các nội dung lên máy chủ CDN của họ nhưng nó sẽ hoạt động bằng cách dùng một lớp proxy trung gian cho domain. Khi người dùng truy cập vào trang web của bạn thì buộc họ sẽ đi qua một lớp proxy và lớp đó đã bao gồm cả CDN để phân phối nội dung trong trang, URL của website không thay đổi.
Photon
Công dụng của Photon là một dịch vụ đặc biệt dành riêng cho người dùng mã nguồn mở WordPress có sử dụng plugin JetPack. Nó hoạt động bằng cách tự đưa các file hình ảnh trên trang web về máy chủ CDN của Photon rồi phân phối đến cho người dùng để tối ưu băng thông và thời gian tải trang.
jsDelivr
jsDelivr là dịch vụ CDN chuyên dành cho các thư viện Javascript. Cụ thể như, thay vì bạn tự host tập tin jquery.js của thư viện jQuery thì bạn chỉ cần dùng liên kết CDN của jsDelivr. Hiện nay dịch vụ này được sử dụng ở 1650 thư viện khác nhau, gần như toàn bộ thư viện Javascript thông thường đều có ở đó. Khi sử dụng bạn chỉ cần nhúng tập tin Javascript tới liên kết của họ thay vì tự host.
Nếu website của bạn được thiết kế từ WordPress thì có thể cài plugin này để nó tự thay đổi các thư viện Javascript đang sử dụng trong trang web sang liên kết CDN.
Google Hosted Library
Tương tự như jsDelivr, bạn có thể dùng các liên kết thư viện Javascript ở trên máy chủ CDN của Google để tối ưu băng thông.
Cách dùng CDN
Để có thể sử dụng được CDN bạn chỉ cần sửa URL gốc của nội dung tĩnh trên trang web thành URL nội dung của CDN. Cụ thể:
[html]<img src=”https://mauwebsite24h.com//images/logo.png”>[/html]
Chuyển thành:
[html]<img src=”http://tên-miền-cdn/images/logo.png”>[/html]
Trong trường hợp web của bạn được thiết kế bằng WordPress thì bạn sử dụng plugin hỗ trợ tự đổi như WP Super Cache, W3 Total Cache, CDN Enabler,…
Ngoại trừ các dịch vụ proxy CDN như CloudFlare hay Incapsula thì không cần đổi gì cả bản chất domain đã được request dựa trên CDN vì bạn đã trỏ DNS của domain đó sang dịch vụ của họ.
Lời kết
Thông qua bài viết trên, Mẫu website 24h đã chia sẻ về CDN là gì? Tổng quan về Content Delivery Network. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên các bạn đọc sẽ nắm bắt được toàn bộ các thông tin hữu ích từ đó đưa ra lựa chọn CDN cho phù hợp với trang web của bạn. Chúc bạn thành công!